Hướng dẫn sử dụng


Mục tiêu

Sách thông tin này được thiết kế nhằm cải thiện khả năng truy cập thông tin về các khu bảo vệ hiện có và đề xuất của Việt Nam. Cuốn sách được xuất bản lần đầu tiên vào tháng Hai năm 2001 bởi Chương trình BirdLife Quốc tế tại Việt Nam và Viện Điều tra Quy hoạch Rừng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Cuốn sách được thực hiện bằng ngân sách Rừng Nhiệt đới do Cộng đồng Châu Âu tài trợ (BirdLife và Viện ĐTQHR, 2001) Trong ba năm qua, có thêm nhiều thông tin về các khu bảo vệ đã được thu thập qua các điều tra được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước, các dự án tài trợ, các tổ chức phi chính phủ quốc tế (NGO); phân hạng quản lý của nhiều khu bảo vệ cũng đã thay đổi; nhiều khu vực đang được đề xuất để công nhận là khu bảo vệ. Do những thay đổi như vậy, tái bản lần thứ hai này đã được thực hiện để cập nhật các thông tin mới về hệ thống khu bảo vệ của Việt Nam.

Tái bản lần thứ hai do BirdLife International in Indochina và Bộ NNPTNT thức hiện, với sự hỗ trợ tài chính của Ngân hàng Thế giới và Chính phủ Vương quốc Hà Lan. Ngoài việc cung cấp các thông tin tổng thể và cập nhật về hệ thống các khu bảo vệ hiện có và đề xuất. Tái bản này còn được thiết kế như một công cụ để thực hiện Quỹ Bảo tồn Việt Nam (VCF). Đặc biệt, sách thông tin này sẽ cung cấp:

·       các thông tin đáng tin cậy về vị trí, tình trạng và giá trị của các khu bảo vệ ở Việt Nam làm công cụ hỗ trợ các nhà lập kế hoạch ở các cấp tỉnh, quốc gia và quốc tế;

·       dữ liệu cơ sở để giám sát tác động của các chính sách và kế hoạch của tỉnh và nhà nước đối với hệ thống các khu bảo vệ;

·       công cụ hỗ trợ cho đào tạo, các hoạt động giáo dục và nhận thức, đặc biệt hữu hiệu đối với các hoạt động ở cấp tỉnh, huyện, các khu vực; và

·       là công cụ hỗ trợ tích cực cho việc thực hiện Quỹ Bảo tồn Việt Nam (VCF).

Cấu trúc

Cuốn sách bao gồm các phiếu thông tin về 208 khu bảo vệ đã được quyết định hoặc đang được đề xuất ở Việt Nam. Mỗi phiếu tóm lược các thông tin đã biết về từng khu vực và định hướng cho người đọc đến các nguồn tài liệu tham khảo sâu hơn. Các phiếu thông tin được sắp xếp vào bảy phần tương ứng với tám vùng sinh thái nông nghiệp của Việt Nam; trong mỗi phần, các khu được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái.

Mở đầu là các chương giới thiệu tổng quan cung cấp một cái nhìn khái quát về các khu bảo vệ ở Việt Nam, cũng như tóm lược các thay đổi chính về tình trạng hệ thống khu bảo vệ trong ba năm kể từ lần đầu tiên cuốn sách được xuất bản. Ngoài ra, có một phần giới thiệu về VCF, diễn giải làm sao các thông tin trong cuốn sách này có thể hỗ trợ việc thực hiện VCF. Cuối cùng, cuốn sách cũng cung cấp một bản đồ màu chỉ ra vị trí của các khu bảo vệ hiện có hoặc đang đề xuất trên nền bản đồ tình trạng che phủ rừng năm 2001/2002.

Nguồn dữ liệu

Sách thông tin là kết quả của một nỗ lực đối chiếu tất cả các thông tin đã xuất bản và chưa xuất bản về các khu bảo vệ ở Việt Nam. Trong lần xuất bản đầu tiên, các tác giả đã rà soát hơn 800 văn bản, bao gồm các báo cáo khoa học, nghiên cứu khả thi và kế hoạch đầu tư của các khu bảo vệ, và các thông tin trên các báo. Trong lần tái bản này, 275 tài liệu đã được thu thập và rà soát, trong số này có nhiều tài liệu mới được xuất bản sau tháng Hai năm 2001. Ngoài ra, tất cả các văn bản pháp quy của Chính phủ và các Bộ ban hành từ tháng Hai năm 2001 đến nay liên quan đến hệ thống khu bảo vệ cũng được thu thập và rà soát.

Nhằm kiểm tra chéo và bổ sung thông tin thu được qua các tài liệu, các phiếu thông tin của lần xuất bản đầu tiên đã được gửi lại cho các Chi cục Kiểm lâm (FPD), Sở Nông nghiệp, Phát triển Nông thôn (DARD) và Ban quản lý các khu rừng đặc dụng với yêu cầu chỉnh sửa thông tin cũ, cung cấp thêm các thông tin mới và trả lời một phiếu câu hỏi về tình trạng quản lý hiện tại. Đã có tổng cộng 111 phiếu thông tin phản hồi từ 43 tỉnh thành. Ngoài ra, tại các khu bảo vệ có các dự án tài trợ hoặc các NGO đang hoạt động, phiếu thông tin cũng được gửi đến các tổ chức này để tham khảo ý kiến.

Tuy đã có rất nhiều cải tiến và bổ sung so với lần xuất bản thứ nhất, nhưng xét về độ chính xác, tính tổng quát, các thông tin trong tài liệu này vẫn còn nhiều hạn chế do:

·       thông tin về nhiều nhưng không đầy đủ các hạng mục cần thiết, nếu không muốn nói là hầu hết các khu bảo vệ kể cả đã được quyết định hay đang được đề xuất; có trường hợp, hầu như không có thông tin gì. Chỉ có một số rất ít các khu bảo vệ ít nhiều có được các thông tin tổng hợp, phần lớn trong số đó là các khu có các dự án tài trợ lớn đang được triển khai thực hiện;

·       trong nhiều trường hợp, có các thông tin điều tra nhưng đã cũ hay nguồn gốc thông tin không rõ ràng. Trong những trường hợp như vậy, cần phải có thêm các điều tra để thu được thông tin chính xác và cập nhật hơn;

·       ranh giới của nhiều khu bảo vệ chưa được xác định một cách chính xác, và do vậy, thông tin chính xác về vị trí và phạm vi của các khu bảo vệ này cũng không có;

·       trong một số trường hợp, thông tin trong các báo cáo điều tra hay các tài liệu khác (ví dụ như kế hoạch đầu tư) lại thể hiện sự bất đồng giữa các tác giả và chuyên gia. Trong các trường hợp khác, thông tin từ các nguồn khác nhau không nhất quán với nhau.

Sách thông tin rất lưu ý đến những thông tin chưa rõ ràng, mâu thuẫn hay có thể không chuẩn xác. Tuy nhiên, chắc chắn ràng, sẽ có những trường hợp khi mà người biên tập đã sử dụng những thông tin không hoàn toàn chuẩn xác hay là bỏ qua những thông tin quan trọng có thể truy cập được. Chúng tôi chân thành mong muốn các bạn đọc chỉ ra những khiếm khuyết và những điểm không chuẩn xác đó và cung cấp cho chúng tôi những thông tin mới có thể về các khu bảo vệ. Chỉ với cách này, các tái bản trong tương lai của sách thông tin mới có thể được cải thiện hơn nữa về chất lượng.

Phân loại và danh pháp

Tên khoa học và cấp phân loại thú theo Corbet & Hill (1992), trừ bộ Linh trưởng theo Groves (2001), tên tiếng Anh theo Duckworth & Pine (2003), tên tiếng Việt theo Đặng Huy Huỳnh et al. (1994). Tên khoa học và cấp phân loại các loài chim theo Inskipp et al. (1996), trừ các loài bị đe dọa hoặc sắp bị đe dọa tuyệt chủng trên toàn cầu theo BirdLife International (2001), tên tiếng Việt theo Nguyễn Cử et al. (2000). Tên và cấp phân loại thực vật theo Phạm Hoàng Hộ (1991), trừ các loài bị đe dọa theo IUCN (2002).

Thông tin địa lý

Tên địa phương theo các bản đồ tỷ lệ 1: 250.000 của Cục Bản đồ xuất bản trong các năm khác nhau. Tên khu bảo vệ theo tên phổ biến nhất của mỗi khu. Tên và diện tích của hầu hết các khu bảo vệ theo một danh lục đề xuất các Khu Rừng Đặc dụng của Việt Nam đến năm 2010 do Cục Kiểm lâm - Bộ NN&PTNT xây dựng (FPD, 2003); tên và diện tích của các khu không có trong danh lục này được tham khảo từ nhiêu nguồn khác nhau. Các tên khác nếu có cũng được nêu ra trong phiếu thông tin.

Sách thông tin có một bản đồ các khu bảo vệ trên nền bản đồ về tình trạng che phủ rừng. Các polygon thể hiện khu bảo vệ được số hoá từ nhiều nguồn (xem Bảng 1). Với những vùng có sẵn bản đồ, sử dụng thông tin bản đồ có sẵn. Với những vùng chưa có bản đồ, sử dụng bản đồ ranh giới vùng theo mô tả trong kế hoạch đầu tư. Khi các nguồn trên đều không có thông tin, bản đồ từ các báo cáo khác, bao gồm các báo cáo điều tra và nghiên cứu khả thi cũng có thể được sử dụng. Với những khu không có thông tin chính xác về ranh giới, vị trí và phạm vi của các khu được ước tính dựa trên các thông tin đã có bao gồm tọa độ do các Chi cục Kiểm lâm hoặc Ban quản lý rừng đặc dụng cung cấp, ranh giới hành chính, các đặc trưng tự nhiên và hiện trạng rừng 2001/2002. Với những khu hoàn toàn không có thông tin về vị trí và quy mô thì xác định bằng một điểm trên bản đồ (không phải là polygon). Các polygon và điểm thể hiện các khu bảo vệ được đặt lên bản đồ che phủ rừng của Việt Nam 2001/2002 do Cục Kiểm lâm cung cấp.

Chú giải thuật ngữ

Ban quản lý đề cập đến toàn bộ các nhân viên, cán bộ của khu bảo vệ. Đối với các khu rừng đặc dụng, Ban quản lý bao gồm các cán bộ bảo vệ rừng, cán bộ hành chính và nhân viên phụ trợ.

Công cụ theo dõi, đề cập đến công cụ phân tích được sử dụng để giám sát việc thực hiện VCF. Nó cung cấp một cái nhìn khái quát về tính hiệu quả của công tác quản lý một khu rừng đặc dụng. Công cụ theo dõi đang được VCF sử dụng dựa theo Công cụ theo dõi hiệu quả Quản lý do Ngân hàng Thế giới và WWF xây dựng.

Công ước về Đa dạng Sinh học, đề cập đến một công ước Quốc tế ký năm 1992 và được Chính phủ Việt Nam phê chuẩn năm 1994, với mục tiêu là bảo tồn tính đa dạng sinh học, sử dụng bền vững các cấu thành đa dạng sinh học và chia sẻ lợi nhuận từ việc sử dụng nguồn gen một cách hợp lý và công bằng.

Chương trình 327 đề cập đến chương trình lâm nghiệp quốc gia được thiết lập theo Quyết định Số 327/CT ngày 15/9/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về một số chủ trương, chính sách sử dụng đất trống, đồi núi trọc, rừng, bãi bồi ven biển và mặt nước.

Chương trình 661 đề cập đến chương trình quốc gia được thiết lập theo Quyết định Số 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu héc-ta rừng.

Đánh giá Nhu cầu Bảo tồn (CNA) đề cập đến việc đánh giá các mối đe dọa đối với đa dạng sinh học và các cơ hội bảo tồn tại các Khu Rừng Đặc dụng. Ban quản lý các khu đặc dụng nếu muốn được nhận hỗ trợ từ VCF cần phải thực hiện được CNA.

Đông Dương đề cập đến vùng địa lý bao gồm lãnh thổ Cam-pu-chia, Lào và Việt Nam.

Khu đề xuất bảo vệ, đề cập đến các khu bảo vệ mà việc thành lập chúng chưa được công bố trong các quyết định của Chính phủ Việt Nam. Khái niệm này bao gồm cả các khu đã có ban quản lý, kế hoạch đầu tư đã được các cấp tỉnh và Bộ phê duyệt nhưng chưa được liệt kê trong bất cứ Quyết định nào của Chính phủ liên quan đến hệ thống khu bảo vệ của quốc gia.

Khu bảo tồn biển (MPA) đề cập đến những khu bảo vệ có một hợp phần bảo tồn biển được đề xuất để công nhận ở cấp quốc gia với phân hạng khu bảo vệ phân biệt với khái niệm rừng đặc dụng. Đến nay, việc thỏa thuận một khung thể chế và chính sách cho các khu bảo tồn biển vẫn chưa đi đến kết luận, và do đó chưa có khu bảo tồn biển nào được quyết định.

Khu Bảo tồn Sinh quyển và Nhân văn là vùng do UNESCO chỉ định với mục tiêu bảo tồn các hệ sinh thái và các loài trong các hệ sinh thái đó, và việc này được lồng ghép trong khung cảnh môi trường văn hóa, kinh tế và xã hội.

Khu Bảo tồn Thiên nhiên là vùng đất tự nhiên được thành lập nhằm đảm bảo diễn thế tự nhiên. Khu bảo tồn thiên nhiên là một trong ba phân hạng rừng đặc dụng theo Quyết định 08/TTg, ngày 11/01/2001 của Thủ tướng Chính phủ. Theo Quyết định này, khu bảo tồn thiên nhiên được chia thành hai loại: Khu dự trữ thiên nhiên và Khu bảo tồn loài hoặc sinh cảnh. Tuy nhiên, hiện nay trên thực tế, các quyết định thành lập khu bảo tồn thiên nhiên đều chưa chỉ rõ phân loại khu như trên, do vậy, khái niệm này cũng không được đề cập trong Sách Thông tin.

Khu bảo vệ đã được quyết định đề cập đến các khu bảo vệ được thành lập theo Quyết định của Chính phủ. Khái niệm này không bao gồm các khu đã có Ban quản lý, kế hoạch đầu tư đã được các cấp tỉnh và Bộ phê duyệt nhưng chưa được liệt kê trong bất cứ Quyết định nào của Chính phủ liên quan đến hệ thống khu bảo vệ của quốc gia.

Khu di sản thế giới đề cập đến những khu có giá trị văn hóa hay tự nhiên đặc sắc được Hội đồng Di sản Thế giới của UNESCO công nhận.

Khu Ramsar đề cập đến những vùng được Văn phòng Công ước Ramsar công nhận là khu đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế.

Khu Văn hóa - Lịch sử là khu vực bao gồm một hay nhiều cảnh quan có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu và có giá trị văn hóa, lịch sử, nhằm phục vụ cho các hoạt động văn hoá, du lịch hoặc để nghiên cứu thí nghiệm. Khu Văn hóa - Lịch sử là một trong ba phân hạng rừng đặc dụng theo Quyết định 08/TTg, ngày 11/01/2001 của Thủ tướng Chính phủ.

Kế hoạch đầu tư đề cập đến văn bản chính thức trình bày tính cần thiết của việc thành lập một khu bảo vệ và yêu cầu về vốn đầu tư cho việc thành lập và quản lý khu bảo vệ đó.

Kế hoạch quản lý đề cập đến một văn bản chính thức được xây dựng sau khi thành lập khu bảo vệ, kế hoạch quản lý mô tả chi tiết các mục tiêu quản lý của khu vực, và các hành động quản lý cần phải được tiến hành để đạt được các mục tiêu đó.

Kế hoạch Quản lý Hoạt động (OMP) là tài liệu do Ban quản lý của từng Khu Rừng Đặc dụng xây dựng, trong đó xác định các mục tiêu quản lý cho khu vực và các hoạt động quản lý cần phải tiến hành để đạt được các mục tiêu đó. OMP được xây dựng bằng phương pháp dân chủ với sự tham gia của đại diện tất cả các bên liên quan ở khu vực.

Loài bị đe dọa ở mức quốc gia đề cập đến các loài bị liệt vào một trong những cấp phân hạng của Sách Đỏ Việt Nam, Quyển I: Phần động vật hay Quyển II: Phần thực vật (Anon. 1992, 1996).

Loài bị đe doạ toàn cầu là các loài được liệt vào một trong các cấp phân hạng bị đe dọa trong Danh lục các loài động vật và thực vật bị đe dọa của IUCN (IUCN, 2002); khái niệm này không bao gồm các loài gần bị đe dọa hay không đủ thông tin.

Nghiên cứu khả thi đề cập đến văn bản chính thức đánh giá chi phí và lợi ích của việc thành lập khu bảo vệ tại một vùng, nhờ đó giúp các nhà ra quyết định cân nhắc nên hay không nên thành lập khu bảo vệ tại khu vực đó.

Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt đề cập đến vùng bên trong rừng đặc dụng nơi mọi hoạt động làm biến đổi cảnh quan đều bị nghiêm cấm.

Phân khu phục hồi sinh thái đề cập đến vùng bên trong rừng đặc dụng được bảo vệ và quản lý nhằm mục đích tái sinh rừng.

Phân khu dịch vụ-hành chính  đề cập đến khu vực được thiết kế bên trong các khu rừng đặc dụng, nơi được phép xây dựng các cơ sở hạ tầng cho khu bảo vệ và phát triển du lịch.

Quỹ Bảo tồn Việt Nam (VCF) là một cơ chế tài chính mới sẽ cung cấp các khoản tài trợ nhỏ dựa trên cơ sở cạnh tranh nhằm khởi động và cải thiện công tác quản lý ở khoảng 50 khu rừng đặc dụng có tầm quan trọng quốc tế về đa dạng sinh học; VCF là một hợp phần của dự án Hỗ trợ Phát triển Ngành Lâm nghiệp.

Rừng đặc dụng là một cấp phân hạng quản lý đất rừng nhằm mục đích bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen thực vật và động vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh, phục vụ nghỉ ngơi, du lịch. Rừng đặc dụng bao gồm các cấp vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên và khu văn hóa lịch sử. Rừng đặc dụng thường được quản lý bởi các Ban quản lý trực thuộc Chi cục Kiểm lâm các tỉnh hay Cục Kiểm lâm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Rừng phòng hộ là một cấp phân hạng quản lý đất rừng nhằm mục đích bảo vệ và điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, đảm bảo cân bằng sinh thái và an ninh môi trường. Rừng phòng hộ bao gồm rừng phòng hộ đầu nguồn nhằm điều tiết nguồn nước cho các dòng chảy, rừng phòng hộ chống gió hại, chắn cát bay, rừng phòng hộ chắn sóng ven biển và rừng phòng hộ môi trường sinh thái. Rừng phòng hộ thường được quản lý bởi các hộ gia đình hay các Ban quản lý trực thuộc Chi cục Kiểm lâm các tỉnh.

Rừng sản xuất là một cấp phân hạng quản lý đất rừng với mục tiêu nguyên tắc là cung cấp các lâm sản để đáp ứng nhu cầu tại chỗ kết hợp với yêu cầu bảo vệ môi trường. Rừng sản xuất thường được quản lý bởi các lâm trường, các hộ gia đình hay các cơ quan, tổ chức khác.

Vườn quốc gia là vùng đất tự nhiên được thành lập để bảo vệ lâu dài một hay nhiều hệ sinh thái phục vụ cho các mục tiêu khoa học, giáo dục và du lịch. Vườn quốc gia là một trong ba phân hạng rừng đặc dụng theo Quyết định 08/TTg, ngày 11/01/2001 của Thủ tướng Chính phủ.

Vùng đệm đề cập đến vùng được thiết kế tiếp giáp  bên ngoài các khu bảo vệ, mục tiêu quản lý của vùng đệm là làm giảm sức ép của con người đối với tài nguyên thiên nhiên trong khu bảo vệ.

Vùng chim đặc hữu (EBA) là vùng có ít nhất hai loài chim có vùng phân bố hẹp. Một loài chim có vùng phân bố hẹp là loài có vùng sinh sản trên toàn cầu nhỏ hơn 50.000 km2.

Vùng Chim Quan trọng đề cập đến các khu vực có tầm quan trọng quốc tế đối với công tác bảo tồn chim ở mức độ toàn cầu, mức vùng hay quốc gia dựa trên các tiêu chí chuẩn đã được công nhận trong cộng đồng quốc tế.

Từ viết tắt

Nhìn chung, các từ viết tắt đều đã được viết đầy đủ trong lần sử dụng đầu tiên. Tuy nhiên, trong các phiếu thông tin, có một số thuật ngữ viết tắt sau khá thường xuyên được sử dụng: Sở NN & PTNT, Viện ĐTQHR, IUCN, Bộ NN & PTNT, Bộ KHCNMT, UNDP, UNESCO và WWF.

ADB

Ngân hàng Phát triển Châu á

AMNH

Bảo tàng Lịch sử Tự Nhiên Hoa Kỳ

AREA

Hiệp hội Nghiên cứu và Hỗ trợ Môi trường

Bộ KHCNMT

Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường

Bộ NN & PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Bộ TNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Bộ TS

Bộ Thủy Sản

CPCP

Dự án Bảo tồn Cúc Phương

CRES

Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường

CT5THR

Chương trình 5 triệu héc-ta rừng

DANIDA

Cơ quan Phát triển Quốc tế Đan Mạch

EBA

Vùng chim Đặc hữu

EPRC

Trung tâm Cứu hộ Linh trưởng

EU

Liên minh Châu Âu

FFI

Tổ chức Bảo tồn Động thực vật Quốc tế

FINNIDA

Cơ quan Phát triển Quốc tế Phần Lan

FPD

Cục Kiểm lâm

GEF

Quỹ Môi trường Toàn cầu

HNU

Đại học Quốc gia Hà Nội

IUCN

Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên

JICA

Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản

KNCCN

Uỷ ban Quốc gia Bảo tồn Thiên nhiên Hàn Quốc

LSPG

Lâm sản phi gỗ

MERD

Ban Nghiên cứu Hệ sinh thái Rừng ngập mặn

MOSAIC

Quản lý các Vùng có ý nghĩa Chiến lược đối với Bảo tồn Tổng thể

MPA

Khu Bảo tồn Biển

PARC

Sử dụng khái niệm sinh thái cảnh quan xây dựng các khu bảo vệ để bảo tồn tài nguyên

Sở KHCNMT

Sở Khoa học, Công nghệ, Môi trường

Sở NN& PTNT

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

SFNC

Lâm nghiệp Xã hội và Bảo tồn Thiên nhiên tỉnh Nghệ An

SNV

Tổ chưc Phát triển Hà Lan

UNDP

Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc

UNESCO

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc

VCF

Quỹ Bảo tồn Việt Nam

Viện ĐTQHR

Viện Điều tra Quy hoạch Rừng

Viện STTNSV

Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật

WWF

Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên

Tài liệu tham khảo

Tất cả tài liệu tham khảo được liệt kê đầy đủ trong mỗi phiếu thông tin. Tuy nhiên, những tài liệu tham khảo được sử dụng thường xuyên trong nhiều phiếu không được ghi đầy đủ là: Cao Van Sung (1995), FPD (1998), FPD (2003), MARD (1997), Stattersfield et al. (1998) và Wege et al. (1999).

Ghi chú đặc biệt

Sự mô tả vùng địa lý trong sách thông tin này không bao hàm bất cứ ý kiến nào của các cơ quan biên tập là Chương trình BirdLife Quốc tế, Cục Kiểm lâm hay Bộ NN&PTNT, Ngân hàng Thế giới hay Chính phủ Hà Lan về tính hợp pháp của bất cứ quốc gia, vùng lãnh thổ hay vùng và cũng không phải là mô tả chính thức về biên giới và ranh giới của chúng.

Ý kiến trình bày trong sách thông tin là của mỗi biên tập viên, nó không nhất thiết phản ánh ý kiến của Chương trình BirdLife Quốc tế, Cục Kiểm lâm hay Bộ NN&PTNT, Ngân hàng Thế giới hay Chính phủ Hà Lan. Ban biên tập chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính chính xác của thông tin đưa ra trong cuốn sách này.

Tài liệu tham khảo

Anon. (1992), Sách đỏ Việt Nam, Quyển 1: Phần Động vật. Hà Nội: Nhà Xuất bản Khoa học - Kỹ thuật.

Anon. (1996) Sách đỏ Việt Nam, Quyển 2: Phần Thực vật. Hà Nội: Nhà Xuất bản Khoa học - Kỹ thuật.

BirdLife International (2001) Threatened birds of Asia: the BirdLife International red data book. Cambridge, U.K.: BirdLife International.

Cao Van Sung (1995) The system of protected areas in Vietnam. In: Cao Van Sung ed. Environment and bioresources of Vietnam. Hanoi: The Gioi Publishers.

Corbet, G. B. and Hill, J. E. (1992) The mammals of the Indomalayan Region. Oxford: Oxford University Press.

Duckworth, J. W. and Pine, R. H. (2003) English names for a world list of mammals, exemplified by species of Indochina. Mammal Review 33(2): 151-173.

FPD (1998) Danh sách đề xuất các khu đặc dụng của Việt Nam đến năm 2010. Báo cáo không xuất bản.

FPD (2003) Danh sách đề xuất các khu đặc dụng của Việt Nam đến năm 2010. Báo cáo không xuất bản.

Groves, C. P. (2001) Primate taxonomy. Washington, D. C.: Smithsonian Institution Press.

Inskipp, T., Lindsey, N. and Duckworth, W. (1996) Annotated checklist of the birds of the Oriental Region. Sandy, Bedfordshire: Oriental Bird Club.

IUCN (2002) The IUCN red list of threatened species. Downloaded from the IUCN website on 22 November 2002.

MARD (1997) "Report on planning, organisation and management of Special-use Forests". Hanoi: Ministry of Agriculture and Rural Development. In Vietnamese.

Pham Hoang Ho (1991) Cay co Vietnam. Santa Ana, California: Mekong First.

Stattersfield, A. J., Crosby, M. J., Long, A. J. and Wege, D. C. (1998) Endemic bird areas of the world: priorities for biodiversity conservation. Cambridge, U.K.: BirdLife International.

Wege, D. C., Long, A. J., Mai Ky Vinh, Vu Van Dung and Eames, J. C. (1999) Expanding the protected areas network in Vietnam for the 21st century: an analysis of the current system with recommendations for equitable expansion. Hanoi: BirdLife International Vietnam Programme and the Forest Inventory and Planning Institute.



Bảng 1: Nguồn tài liệu sử dụng để số hóa ranh giới các khu bảo vệ trong sách thông tin

Tên khu

Nguồn

Ghi chú

A Vương

6

 

A Yun Pa

3

Tran Quang Ngoc et al. (2001)

Ải Chi Lăng

5

Ranh giới xã Chi Lăng

An Toàn

1

 

An toàn khu Định Hóa

1

 

Ba Bể

3

Kemp et al. (1994)

Bà Nà-Núi Chúa

1

 

Ba Vì

1

 

Bắc Hải Vân

3

Eve (1996)

Sân chim Bạc Liêu

6

 

Bắc Mê

1

Bản đồ 1:50.000

Bắc Plêi Ku

4

Chấm trên bản đồ 1:250.000

Bạch Mã

1

Bản đồ 1:50.000

Bãi Cháy

5

Đường bờ biển ở Bãi Cháy

Bái Tử Long

3

Dự án Nhận thức đa dạng sinh học Vịnh Bái Tử Long (2002)

Bán đảo Sơn Trà

2

Anon. (1989)

Bảo Thắng

1

 

Bát Đại Sơn

4

 

Bến En

3

Tordoff et al. (1997)

Bi Đúp-Núi Bà

2

Anon. (1995)

Bình Chánh

6

 

Bình Châu-Phước Bửu

2

Anon. (1993)

Bù Gia Mập

2

Anon. (1994)

Các đảo hồ Thác Bà

5

Đường bờ của hồ Thác Bà

Các đảo Vịnh Hạ Long

3

ADB (1999)

Cần Giờ

3

Anon. (1998)

Cao Muôn

1

 

Cát Bà

1

 

Cát Tiên

1

 

Sân chim Chà Là

6

 

Chạm Chu

1

 

Chàng Riệc

5

Hiện trạng rừng bắc huyện Tân Biên

Chiến khu Bời Lời

6

 

Chư Hoa

1

Bản đồ 1:100.000

Chư Mom Ray

1

Bản đồ 1:50.000

Chư Prông

3

Tran Hieu Minh et al. (2001)

Chư Yang Sin

2

Anon. (1997)

Côpia

5

Đường bờ biển của quần đảo Côn Đảo

Củ Chi

3

ADB (1999)

Côn Đảo

6

 

Côn Đảo (biển)

1

 

Côn Sơn - Kiếp Bạc

6

 

Cù Lao Chàm

5

Đường bờ biển của quần đảo Cù Lao Chàm

Cù Lao Chàm (biển)

3

ADB (1999)

Cù Mông

3

ADB (1999)

Cúc Phương

1

Bản đồ 1:50.000

Đắk Măng

1

Bản đồ 1:100.000

Đắk Rông

2

Anon. (2000)

Sân chim Đầm Dơi

1

 

Đảo Bạch Long Vĩ

3

ADB (1999)

Đảo Cát Bà

3

ADB (1999)

Đảo Cô Tô

3

ADB (1999)

Đảo Cồn Cỏ

3

ADB (1999)

Đảo Hồ Sông Đà

5

Đường bờ của hồ chứa nước thủy điện Hòa Bình

Đảo Lý Sơn

3

ADB (1999)

Đảo Phú Quý

3

ADB (1999)

Đảo Trần

3

ADB (1999)

Đền Bà Triệu

6

 

Đền Hùng

6

 

Đèo Cả Hòn Nưa

4

 

Đèo Ngoạn Mục

6

 

Đồ Sơn

5

Ranh giới huyện Đồ Sơn

Đồng Phúc

3

Le Trong Trai et al. (2001)

Đồng Tháp Mười

6

 

Du Già

2

Dinh Van Manh (1994)

Dung Quất

6

 

Dương Minh Châu

6

 

Ea Sô

2

Anon. (1998)

Earal

6

 

Ghềnh Ráng

1

 

Hải Vân-Hòn Sơn Trà

3

ADB (1999)

Hàm Rồng

6

 

Hồ Cấm Sơn

5

Đường bờ của hồ Cấm Sơn

Hồ Lắk

5

Một phần các xã Liên Sơn, Lăk Giang Tao, Đăk Liên và Bông Krang

Hồ Núi Cốc

2

Anon. (1995)

Hoa Lư

1

Nguyen Nhat Han (1995)

Hoàng Liên

3

Quyết định Số 90/TTg ngày 12/07/2002 của Thủ tướng Chính phủ

Hoàng Liên Sơn-Lai Châu

6

 

Hoàng Liên Sơn -Văn Bàn

5

Ranh giới các xã Nậm Xé, Nậm Xay và Minh Lương

Hòn Bà

4

 

Hòn Cau-Vĩnh Hảo

3

ADB (1999)

Hòn Chông

5

Vùng núi đá vôi trồi lên gần thị trấn Hòn Chông

Hòn Khoai

1

 

Hòn Mê

5

Đường bờ biển của đảo Hòn Mê

Hòn Mê (biển)

3

ADB (1999)

Hòn Mun

3

ADB (1999)

Hương Sơn

2

Anon. (1992)

Hữu Liên

2

Anon. (1990)

Kalon Sông Mao

3

Le Trong Trai & Tran Hieu Minh (2000)

Kẻ Gỗ

2

Le Trong Trai et al. (1999)

Khánh Giang

6

 

Khe Nét

3

Le Trong Trai et al. (2001)

Khe Ve-Minh Hóa

6

 

Kiên Lương

3

Buckton et al. (1999)

Kim Bình

5

Ranh giới xã Kim Bình

Kim Hỷ

3

Tordoff et al. (2000)

Kon Cha Rang

2

Anon. (1999)

Kon Ka Kinh

2

Le Trong Trai et al. (2000)

Krông Trai

2

Anon. (1990)

Kỳ Thượng

3

Tordoff et al. (2000)

Lam Ca

5

Ranh giới các xã Lâm Ca và Đông Thắng

Lam Sơn

6

 

Lâm Viên

1

 

Láng Sen

3

Buckton et al. (1999)

Lò Gò Xa Mát

1

 

Lung Ngọc Hoàng

3

Buckton et al. (1999)

Mỏ Rẹ-Bắc Sơn

6

 

Mù Cang Chải

1

 

Mũi Cà Mau

5

Khu BTTN Đất Mũi và Khu Đề xuất BTTN Bãi Bồi cũ

Mường Nhé

2

Anon. (1993)

Mường Phăng

5

Ranh giới của xã Mường Phăng

Mường Sài

4

Chấm trên bản đồ 1:250.000

Mỹ Bằng

5

Ranh giới của xã Mỹ Bằng

Na Hang

3

Cox (1994)

Nai

5

Đường bờ biển phía nam Vườn Quốc gia Núi Chúa

Nam Ca

2

 

Nậm  Dôn

5

Ranh giới của xã Nậm  Dôn

Nam Du

3

ADB (1999)

Nam Hải Vân

5

Ranh giới thành phố Đà Nẵng và đường bình độ 100 m

Nam Nung

2

Anon. (1994)

Nam Xuân Lạc

1

 

Nghĩa Hưng

3

Pedersen và Nguyễn Huy Thắng (1996)

Ngọc Linh (Kon Tum)

2

Le Trong Trai et al. (1999)

Ngọc Linh (Quảng Nam)

3

Tordoff et al. (2000)

Ngọc Sơn

6

 

Ngọc Trạo

1

 

Ngũ Hành Sơn

6

 

Nha Phú-Hòn Heo

3

ADB (1999)

Núi Bà

1

 

Núi Bà Đen

5

Theo núi Bà Đen

Núi Bà Rá

6

 

Núi Cấm Châu Đốc

5

Hiện trạng rừng trên và xung quanh núi Cấm

Núi Chúa

2

Anon. (1997)

Núi Chung

6

 

Núi Cốc

6

 

Núi Đại Bình

6

 

Núi Giăng Màn

5

Phân khu Núi Ông của Khu BTTN Biển Lạc-Núi Ông cũ

Núi Ông

3

Tordoff et al. (2000)

Núi Pia Oắc

5

Theo núi Sam

Nùi Sam

6

 

Nùi Thành

3

ADB (1999)

Ô Loan

2

Duong Coi (1993)

Pà Cò-Hang Kia

5

Ranh giới xã Trường Hà

Pắc Bó

2

Le Trong Trai et al. (2001)

Phong Điền

3

Quyết định số 189/TTg ngày 12/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ

Phong Nha - Kẻ Bàng

1

 

Phong Quang

5

Rừng các xã Đoàn Kết, Tân Pheo, Đồng Chum và Đồng Ruông

Phu Canh

4

 

Phú Ninh

3

Bản đồ do Chi cục Kiểm lâm Kiên Giang cung cấp (2000)

Phú Quốc

3

ADB (1999)

Phú Quốc (biển)

1

 

Phước Bình

6

 

Pù Hoạt

2

Anon. (1997)

Pù Hu

2

Anon. (1998)

Pù Huống

3

Kemp et al. (1997)

Pù Luông

2

Anon. (1998)

Pù Mát

2

FIPI (2000)

Quế Sơn

6

 

Quy Nhơn

3

ADB (1999)

Rú Lịnh

6

 

Rừng Thông Đông Sơn

6

 

Sầm  Sơn

6

 

Sao La

5

Hiện trạng rừng các huyện Nam Đông, A Lưới và Hương Thủy

Sông Thanh

2

Anon. (1999)

Sốp Cộp

1

 

Tây Nam Lâm Đồng

6

 

Tà Đùng

3

Dang Huy Huynh et al. (1998)

Tà Kóu

4

 

Tà Sùa

1

 

Tam Đảo

1

 

Tam Giang-Cầu Hai

3

ADB (1999)

Tam Quy

6

 

Tam Tạo

4

 

Tân Phú

5

Ranh giới của xã Tân Phú

Tân Trào

5

Ranh giới của xã Tân Trào

Tây Côn Lĩnh

4

 

Tây Nam Huế

6

 

Tây Yên Tử

1

 

Thái Thụy

2

Anon. (1997)

Thần Xa-Phượng Hoàng

5

Ranh giới của các xã Phú Thượng và Thần Xa

Thang Hen

6

 

Thạnh Phú

2

Pham Trong Thinh (1998)

Thổ Chu

6

 

Thượng Tiến

1

 

Thủy Triều

3

ADB (1999)

Tiền Hải

4

 

Tiên Lãng

3

Pedersen & Nguyen Huy Thang (1996)

Tiên Phước

6

 

Trà Sư

3

Buckton et al. (1999)

Tràm Chim

3

Buckton et al. (1999)

Trấp Ksơ

6

 

Trùng Khánh

6

 

Trường Sa

6

 

U Minh Thượng

3

Buckton et al. (1999)

Vân Long

1

 

Vĩnh Cửu

2

Anon. (2003)

Vồ Dơi

4

 

Vũ Quang

2

Anon. (1993)

Vực Mấu

6

 

Vườn Cam Nguyễn Huệ

6

 

Xuân Liên

3

Le Trong Trai et al. (1999)

Xuân Mai

6

 

Xuân Nha

4

 

Xuân Sơn

1

 

Xuân Thủy

4

 

Yên Thế

5

Ranh giới của xã Yên Thế

Yên Tử

5

Bản đồ hiện trạng rừng phía bắc huyện Đông Triều

Yok Đôn

2

Anon. (1998)

Xem phiếu thông tin để biết đầy đủ về nguồn tài liệu tham khảo.

Nguồn dữ liệu: 1 = bản đồ khu; 2 = kế hoạch đầu tư; 3 = nghiên cứu khả thi hay tài liệu khác; 4 = ước đoán dựa trên tọa độ do Chi cục Kiểm lâm, Sở NN&PTNT và Ban Quản lý các khu rừng đặc dụng cung cấp; 5 = ước đoán dựa trên địa giới hành chính hay đặc trưng tự nhiên; 6 = không có thông tin về ranh giới; khu bảo tồn được xác định bằng một điểm trên bản đồ.