Vườn Quốc gia Chư Yang Sin
Lịch sử hình thành Khu Bảo tồn Thiên nhiên Chư Yang Sin có tên trong Quyết định 194/CT, ngày 9/8/1986, của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng với diện tích 20.000 ha (Bộ NN&PTNT 1997). Năm 1993, theo dự án đầu tư, Khu BTTN Chư Yang Sin có diện tích 32.328 ha (Anon. 1993). Dự án đầu tư đã được UBND Tỉnh Đăk Lăk phê duyệt theo Thông tư số 261/TT-UB ngày 21/3/1994 (Anon. 1997). Dựa trên các khuyến nghị của Lê Trọng Trải et al. (1996), dự án đầu tư đã được chỉnh sửa vào năm 1997 (Anon. 1997). Theo dự án đầu tư năm 1997 khu bảo tồn được đề xuất mở rộng với diện tích là 59.278 ha. Dự án đầu tư này được phê chuẩn bởi UBND Tỉnh Đăk Lăk theo Thông tư số 1824/TT-UB ngày 16/9/1997, và Bộ NN&PTNT theo Công văn Số 4898/NN-KH/CV ngày 31/12/1997 (Anon. 1997). Cũng trong năm 1997, Ban Quản lý Khu BTTN được thành lập và trực thuộc Sở NN&PTNT Đăk Lăk (Nguyễn Cử pers. comm.). Năm 2002, khu bảo tồn thiên nhiên đã được chuyển hạng thành VQG theo Quyết định số 92/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 12/07/2002. Theo quyết định trên, tổng diện tích của VQG là 58.947 ha, trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là 19.401 ha, phân khu phục hồi sinh thái là 39.526 ha và phân khu hành chính, dịch vụ có diện tích 20 ha. Diện tích vùng đệm của VQG là 183.479 ha. Hiện tại, Ban Quản lý VQG có 45 cán bộ, 7 trạm bảo vệ và trực thuộc sự quản lý của UBND Tỉnh Đăk Lăk (Lương Vĩnh Linh, Giám đốc VQG Chư Yang Sin, 2003). Chư Yang Sin có trong danh lục các khu rừng đặc dụng Việt Nam đến năm 2010 do Cục Kiểm lâm - Bộ NN&PTNT xây dựng với diện tích 58.947 ha (Cục Kiểm lâm, 2003), danh lục này hiện vẫn chưa được Chính phủ phê duyệt. Địa hình và thủy văn VQG Chư Yang Sin nằm trên địa phận hai huyện Lắc và Krông Bông, Tỉnh Đăk Lăk, cách thành phố Buôn Ma Thuột 60 km về phía đông. VQG trải rộng trên vùng núi cao ở phía bắc của Cao nguyên Đà Lạt. Trung tâm của vườn là núi Chư Yang Sin có đỉnh cao 2.442 m là đỉnh cao nhất của vùng Cao nguyên Đà Lạt. Địa hình VQG đặc trưng bởi đồi núi dốc (độ dốc trung bình trên 300) và nhiều thung lũng hẹp. Địa hình phía nam được nâng lên từ từ, ngược lại phía tây và bắc địa hình nâng cao đột ngột, có độ dốc lớn. Phía Bắc của VQG Chư Yang Sin là suối Ea K'tour và Ea Krông Kmao, chảy theo hướng bắc vào sông Krông Ana. Các suối ở phía nam của Chư Yang Sin chảy vào sông Krông Nô. Cả hai sông Krông Ana và Krông Nụ đều chảy về phía tây bắc trước khi chảy vào sông Srêpôk, sông Srêpôk chảy qua Campuchia là phụ lưu chính của sông Mê Kông. Đa dạng sinh học Rừng ở độ cao dưới 800 m trong VQG là rừng nửa rụng lá, với các loài tiêu biểu là Bằng lăng ổi Lagerstroemia calyculata và Chiêu liêu gân đen Terminalia nigrovenulosa, và kiểu rừng thường xanh ở đai thấp, có các loài ưu thế như Sao đen Hopea odorata, Dầu con rái Dipterocarpus alatus và Dầu con quay D. turbinatus. Kiểu rừng thường xanh trên đai cao 800 m trở lên phân bố rộng khắp, ưu thế bởi các loài thuộc họ Dẻ Fagaceae và họ Long não Lauraceae. Kiểu rừng thường xanh trên núi cao ở Chư Yang Sin đặc trưng bởi các loài cây lá kim như Thông Đà Lạt Pinus dalatensis, Thông hai lá dẹt P. krempfii, Thông ba lá P. kesiya var. langbianensis, Thông nàng Podocarpus imbricatus và Pơ-mu Fokienia hodginsii. Trên các đỉnh và các sườn dông cao xuất hiện rừng lùn, ưu thế bởi các loài Nam trúc trung bộ Lyonia annamensis, Nam trúc lá xoan L. ovalifolia và Trúc Arundinaria sp. Kiểu rừng lá kim ưu thế bởi Thông ba lá Pinus kesiya, có diện tích hơn 10.600 ha. Đây lỔ dạng thảm thực vật thứ sinh được hình thành do rừng thường xanh bị cháy. Một phần đáng kể của khu bảo tồn là rừng tre nứa, ưu thế bởi các loài Le Oxytenanthera nigrociliata và Lồ ô Bambusa procera. Trảng cây bụi thứ sinh, đất trống cỏ chỉ chiếm không đến 1% tổng diện tích VQG (Lê Trọng Trải et al. 1996). VQG Chư Yang Sin nằm trong vùng Chim đặc hữu cao nguyên Đà Lạt (Stattersfield et al. 1996). Tại đây đã tìm thấy 8 loài chim có vùng phân bố hẹp, bao gồm Gà tiền mặt đỏ Polyplectron germaini, Mi núi Bà Crocias langbianis, Khướu đầu đen Garrulax milleti, Khướu đầu den má xám G. yersini, Khướu mun Garrulax vassali, Khướu mỏ dài Jabouilleia danjoui, Chích chạch má xám Macronous kelleyi và Sẻ thông họng vàng Sitta solangiae (Lê Trọng Trải et al. 1996). Trong số các loài trên đáng chú ý là loài Mi núi Bà, đây là loài chim đặc hữu của vùng Cao nguyên Đà Lạt, hiện đang ở cấp bị đe dọa tuyệt chủng trên toàn cầu. Chư Yang Sin mới được công nhận là một trong số 63 Vùng chim quan trọng tại Việt Nam (Tordoff 2002). Tổng số có 46 loài thú đã ghi nhận trong VQG. Trong số các loài thú, loài quan trọng có ý nghĩa nhất đối với bảo tồn ở Chư Yang Sin là Voọc vá chân đen Pygathrix nigripes và Vượn má hung Hylobates gabriellae (Lê Trọng Trải et al. 1996). Các vấn đề về bảo tồn Hiện tại không có dân cư sinh sống trong VQG, săn bắt, đánh cá và khai thác song mây là mối đe dọa lớn nhất đối với Đa dạng sinh học trong khu vực. Tuy nhiên, tình hình kinh tế xã hội của các cộng đồng dân cư sống trong vùng đệm chưa thực sự được ổn định. Kinh tế tự cung tự cấp truyền thống của người M'nông và Ê Đê địa phương đang được chuyển nhanh sang nền kinh tế nông nghiệp đa dạng hơn có định hướng thị trường là kết quả của việc hệ thống đường giao thông được nâng cấp củng cố thông qua các dự án phát triển nông thôn, và việc di cư tự do của người H'mông đến đây từ phía Bắc Việt Nam. Nếu không ưu tiên trong việc kiểm soát tài nguyên rừng ở Chư Yang Sin, những sự thay đổi xã hội này nhanh chóng hình thành nên một nền kinh tế mà thu nhập của người dân địa phương phụ thuộc chính vào khai thác các nguồn tài nguyên rừng từ VQG (theo lời P. Jepson). Các giá trị khác VQG Chư Yang Sin có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ vùng rừng đầu nguồn thuộc lưu vực sông Srêpôk. Chư Yang Sin có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái mặc dầu hiện tại tiềm năng này chưa được khai thác. Các dự án có liên quan Hiện tại, tổ chức BirdLife Quốc tế Chương trình Đông Dương và UBND Tỉnh Đăk Lăk đang phát triển dự án cỡ vừa của Quĩ môi trường toàn cầu (GEF) với nhan đề "Quản lý lồng ghép nguồn nước và bảo tồn Đa dạng sinh học tại VQG Chư Yang Sin". Dự án này có thể sẽ bắt đầu triển khai vào đầu năm 2004 với khoảng thời gian là 5 năm. Mục đích của dự án là nhằm bảo tồn đa dạng sinh học tại VQG Chư Yang Sin thông qua các hoạt động nâng cao nhận thức, quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, tăng cường năng lực và thúc đẩy hoạch định các chiến lược phát triển nông thôn. Đánh giá nhu cầu bảo tồn Nhu cầu bảo tồn chưa được tiến hành đánh giá. Kế hoạch quản lý Kế hoạch quản lý chưa được xây dựng. Sự phù hợp với các tiêu chí VCF Chư Yang Sin phù hợp với các mục đích đầu tư của VCF do đáp ứng được các tiêu chí A, B và C.
Thể hiện các nhu cầu xã hội Chưa có báo cáo thể hiện nhu cầu xã hội.
Tài liệu tham khảo Anon. (1993) "Investment plan for Chu Yang Sin Nature Reserve, Dak Lak province". Buon Me Thuot: Dak Lak Provincial People's Committee. In Vietnamese. Anon. (1993) An investment plan for Chu Yang Sin Nature Reserve, Dac Lac province. Unofficial translation by BirdLife International. Anon. (1997) "Investment plan for Chu Yang Sin Nature Reserve, Dak Lak province". Buon Me Thuot: Dak Lak Provincial Department of Agriculture and Rural Development. In Vietnamese. Anon. (1999) "Review of forest nature". Buon Me Thuot: Dak Lak Provincial Department of Agriculture and Rural Development and Chu Yang Sin Nature Reserve Management Board. In Vietnamese. Eames, J. C. (1994) Little-known Oriental bird: Grey-crowned Crocias. OBC Bulletin 19: 20-23. Eames, J. C. (1995) Endemic birds and protected area development on the Da Lat plateau, Vietnam. Bird Conservation International 5(4): 491-523. Eames, J. C. (1996) "Endemic birds and protected areas development in the southern Central Highlands". Hanoi: BirdLife International and the Forest Inventory and Planning Institute. In Vietnamese. Eames, J. C. and Nguyen Cu (1994) A management feasibility study of Thuong Da Nhim and Chu Yang Sin Nature Reserves on the Da Lat Plateau, Vietnam. Hanoi: WWF Vietnam Programme and the Forest Inventory and Planning Institute. Eames, J. C. and Nguyen Cu (1994) "A management feasibility study of Thuong Da Nhim and Chu Yang Sin Nature Reserves on the Da Lat plateau, Vietnam" Hanoi: WWF Vietnam Programme and the Forest Inventory and Planning Institute. In Vietnamese. Eames, J. C., Le Trong Trai and Nguyen Cu (1995) Rediscovery of the Grey-crowned Crocias Crocias langbianis. Bird Conservation International 5(4): 525-535. Eames, J. C., Robson, C. R. and Nguyen Cu (1994) A new subspecies of Spectacled Fulvetta Alcippe ruficapilla from Vietnam. Forktail 10: 141-158. Hill, M., Eames, J. C., Le Trong Trai and Nguyen Cu (2001) Population sizes, status and habitat associations of forest birds in Chu Yang Sin Nature Reserve, Dak Lak province, Vietnam. Bird Conservation International 11: 49-70. Le Trong Trai, Eames, J. C., Le Van Cham, Nguyen Cu and Tran Van Khoa (1995) "Preliminary results of a survey of fauna and flora at Chu Yang Sin Nature Reserve, Dak Lak province". Hanoi: BirdLife International and the Forest Inventory and Planning Institute. In Vietnamese. Le Trong Trai, Nguyen Cu, Le Van Cham, Eames, J. C. and Tran Van Khoa (1996) "Biodiversity study and review of the investment plan of Chu Yang Sin Nature Reserve". Hanoi: Ministry of Agriculture and Rural Development and Dak Lak Provincial People's Committee. In Vietnamese. Poulsen, E. (1995) Action plan for water resources development, upper Srepok basin, Vietnam: pilot project for integrated rural development in Yang Mao. Buon Ma Thuot and Lyngby: COWI-Kruger Consult Upper Srepok Basin Joint Venture. Saigon Liberation (2001) "Protect Chu Yang Sin Nature Reserve". Saigon Liberation 10 January 2001. In Vietnamese. Tordoff, A. W. ed. (2002) Directory of important bird areas in Vietnam: key sites for conservation. Hanoi: BirdLife International in Indochina and the Institute of Ecology and Biological Resources. | ||||||||||||||||||||||||||||