Khu Đề xuất VH-LS Nam Hải Vân

Tên khác:

Bạch Mã - Hải Vân; Col des Nuages

Tỉnh:

Thành phố Đà Nẵng

Diện tích:

10.850 ha

Tọa độ:

16°10' N, 108°05'

Vùng sinh thái nông nghiệp:

Duyên hải nam Trung Bộ

Có quyết định của Chính phủ:

Không

Đã thành lập Ban Quản lý:

Đã được xây dựng kế hoạch đầu tư:

Đáp ứng các tiêu chí của VCF:

A, B

Đáp ứng các tiêu chí xã hội:

Không

Báo cáo đánh giá nhu cầu bảo tồn:

Không

Kế hoạch quản lý:

Không

Đánh giá công cụ theo dõi:

Không

Có bản đồ vùng:

Không


Lịch sử hình thành

Vườn Quốc gia Bạch Mã-Hải Vân có trong danh sách các khu rừng đặc dụng theo Quyết định số 194/CT ngày 09/08/1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, với tổng diện tích 40.000 ha (Bộ NN&PTNT, 1997). Tuy nhiên, khi xây dựng dự án đầu tư cho vườn quốc gia, vùng này được đề xuất chia thành ba phần: Vườn Quốc gia Bạch Mã, khu văn hóa lịch sử Bắc Hải Vân và Khu văn hóa lịch sử Nam Hải Vân (Theo Vũ Văn Dũng, 2000).

Dự án đầu tư cho vùng Nam Hải Vân đã được xây dựng năm 1990, theo đó đề xuất thành lập ở vùng này một khu văn hóa - lịch sử có tổng diện tích 10.850 ha. Theo bản phê duyệt kế hoạch đầu tư của UBND Thành phố Đà Nẵng, Ban quản lý khu văn hóa lịch sử cũng đã được thành lập. Hiện tại, Ban quản lý có 10 cán bộ biên chế và hai cán bộ hợp đồng (Chi Cục Kiểm lâm Thành phố Đà Nẵng, 2003).

Nam Hải Vân có trong danh lục các khu rừng đặc dụng Việt Nam đến năm 2010 được xây dựng bởi Cục Kiểm lâm - Bộ NN&PTNT với diện tích 10.850 ha (Cục Kiểm lâm, 2003), danh lục này hiện vẫn chưa được Chính phủ phê duyệt.

Địa hình và thủy văn

Khu văn hóa - lịch sử Nam Hải Vân nằm ở các huyện Hòa Vang và Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng,  có ranh giới phía tây là Vườn Quốc gia Bạch Mã, phía đông là Biển Đông còn phía bắc là khu văn hóa lịch sử Bắc Hải Vân của tỉnh Thừa Thiên - Huế. Khu vực này có chiều dài khoảng 25 km và bề ngang nơi rộng nhất là 6 km.

Nam Hải Vân nằm ở phía nam của dãy núi trung Trường Sơn chạy ngang ra biển Đông. Phía đông của khu vực giới hạn bởi đường quốc lộ 1 là đoạn phía Nam của Đèo Hải Vân, đây là đèo cao nhất trên tuyến Quốc lộ 1A từ Hà Nội vào Thành phố Hồ Chí Minh. Tất cả các khe suối bắt nguồn từ khu vực này đều chảy vào sông Cu Đê. Sông này sau đó đổ vào vịnh Đà Nẵng ở phía bắc Thành phố Đà Nẵng. Điểm cao nhất trong khu đề xuất văn hóa lịch sử là 1.528 m so với mặt biển.

Đa dạng sinh học

Thảm thực vật tự nhiên của Nam Hải Vân là rừng thường xanh đất thấp phân bố ở độ cao dưới 1000 m và rừng thường xanh núi thấp phân bố ở độ cao trên 1000 m. Tuy nhiên, hầu hết thảm thực vật tự nhiên đã bị tàn phá do chất làm rụng lá trong chiến tranh, do khai thác gỗ, phá rừng làm nương rẫy và cháy rừng.

Khu đề xuất văn hóa - lịch sử Nam Hải Vân nằm ở phần phía nam của Vùng Chim Đặc hữu Đất thấp Trung bộ Việt Nam (Stattersfield et al. 1998). Tuy nhiên, trong khi khu hệ chim của Vườn Quốc gia Bạch Mã ngay bên cạnh đã được nghiên cứu khá kỹ thì thông tin về đa dạng sinh học ở Nam Hải Vân lại rất ít. Trước đây, một số loài chim có vùng phân bố hẹp cũng đã từng được ghi nhận ở đèo Hải Vân trong đó có Gà so Trung Bộ, Gà lôi lam mào trắng Lophura edwardsi và Trĩ sao Rheinardia ocellata (Delacour và Jabouille 1927). Tuy vậy, có thể Nam Hải Vân không còn là nơi chứa đựng sự đa dạng đối với các loài quan trọng về mặt bảo tồn do thảm thực vật tự nhiên của khu vực đã bị suy thoái nghiêm trọng và đang bị thay thế bởi rừng trồng (Theo Lê Trọng Trải, 2000).

Các vấn đề về bảo tồn

Khu đề xuất văn hóa - lịch sử Nam Hải Vân có vị trí gần với Thành phố Đà Nẵng. Mật độ dân số của các khu vực xung quanh cao. Nhiều người dân địa phương tham gia khai thác củi, song mây, nhựa thông và mật ong, trong khu vực này. Cháy rừng cũng đôi khi xảy ra trong khu vực (Davis et al. 1995). Chăn thả đại gia súc bừa bãi trong khu bảo tồn cũng ảnh hưởng tới quá trình tái sinh tự nhiên của rừng (Theo Lê Trọng Trải, 2000). Ngoài ra Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam đều đi qua trung tâm của khu đề xuất, làm tăng thêm mức độ nhiễu loạn đối với các loài động vật hoang dã và đồng thời cũng tạo điều kiện dễ dàng cho việc xâm nhập vào rừng.

Các giá trị khác

Theo Cục Kiểm lâm (1998) việc thành lập một khu văn hóa - lịch sử tại Nam hải Vân được đề xuất nhằm bảo vệ phong cảnh đẹp của đèo Hải Vân. Đèo Hải vân là một thắng cảnh thiên nhiên nổi tiếng trong cả nước, nhiều du khách khi đi lại giữa Huế và Đà Nẵng trên quốc lộ 1A đã dừng chân ở đỉnh đèo Hải Vân để chiêm ngưỡng toàn cảnh của vùng.

Các dự án có liên quan

Các hoạt động trồng và bảo vệ rừng đang triển khai tại khu vực được tài trợ bởi Chương trình 661 Quốc gia (Chi Cục Kiểm lâm Thành phố Đà Nẵng, 2003).

Đánh giá nhu cầu bảo tồn

Nhu cầu bảo tồn chưa được đánh giá.

Kế hoạch quản lý

Khu vực chưa xây dựng được kế hoạch quản lý.

Sự phù hợp với các tiêu chí VCF

Nam Hải Vân hiện không phù hợp để được nhận tài trợ VCF do đây chỉ là khu văn hóa lịch sử.

Tiêu chí

Sự phù hợp

AI

CA1 - Trung Trường Sơn

AII

 

BI

Đề xuất rừng đặc dụng

BII

 

BIII

Thuộc sự quản lý của UBND tỉnh

CI

Ban quản lý đã thành lập

CII

 

Thể hiện các nhu cầu xã hội

Chưa có báo cáo thể hiện nhu cầu xã hội.

Tiêu chí

Sự phù hợp

A

 

B

 

C

 

D

 

Tài liệu tham khảo

Anon. (1992) "Investment plan for Nam Hai Van Cultural and Historical Site". Hanoi: Ministry of Forestry. In Vietnamese.

Davis, S. D., Heywood, V. H. and Hamilton, A. C. eds. (1995) Centres of plant diversity: a guide and strategy for their conservation. Cambridge, U.K.: WWF and IUCN.

Delacour, J. and Jabouille, P. (1927) "Ornithological research in Tranninh (Laos), Thua-Thien and Kontum (Annam) provinces and some other regions of French Indochina". Paris: Societe Nationale ơclimatation de France. In French.

Eve, R. (1996) Bach Ma, Hai Van, Ba Na: why protect them?. Hue: EC/WWF Bach Ma National Park Project. In English and French.

Eve, R. (1996) Bach Ma, Hai Van, Ba Na: why protect them?. Hue: EC/WWF Bach Ma National Park Project. In English and Vietnamese.

Vu van Dung (undated) Technical and economic feasibility study for the establishment of the national park of Mach Ma. Unpublished report.