Khu BTTN Bán đảo Sơn Trà
Lịch sử hình thành Trong Quyết định số 41/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 24/1/1977, công nhận Bán đảo Sơn trà là một khu văn hoá - lịch sử với diện tích là 4.000 ha. Năm 1989, dự án đầu tư đã được xây dựng cho khu bảo tồn thiên nhiên Bán đảo Sơn Trà với diện tích đề xuất là 4.439 ha bao gồm phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 2.595 ha và phân khu phục hồi sinh thái là 1.844 ha (Anon. 1989). Dự án đầu tư này đã được Uỷ ban Nhân Dân Tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng (cũ) phê chuẩn ngày 12/9/1989, và Bộ Lâm Nghiệp (cũ) phê chuẩn vào năm 1992 (Cục Kiểm Lâm, 1998). Sau đó, Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên được thành lập. Hiện nay Ban quản lý có 9 cán bộ biên chế và 2 cán bộ hợp đồng (Chi cục kiểm lâm Thành Phố Đà Nẵng, 2003). Bán đảo Sơn Trà có trong danh lục các khu rừng đặc dụng Việt Nam đến năm 2010 được xây dựng bởi Cục Kiểm lâm - Bộ NN&PTNT với diện tích 4.370 ha (Cục Kiểm lâm, 2003), danh lục này hiện vẫn chưa được Chính phủ phê duyệt. Địa hình và thủy văn Bán đảo Sơn Trà nằm về phía đông-bắc thành phố Đà Nẵng. Bán đảo được hình thành do hiện tượng bồi tích lắng đọng tạo nên cầu nối giữa phần đất liền với ba hòn đảo. Bán đảo Sơn Trà có chiều dài 13 km và rộng 7 km, bao quanh vịnh Đà Nẵng. Điểm cao nhất trên bán đảo là 696 m. Vùng thềm bao quanh có mực nước nông, độ sâu nhất cách bờ 1 km chỉ khoảng 10 m. Đa dạng sinh học Giữa những năm 1966 và 1969, tại Bán đảo Sơn Trà Van Peenen et al. (1971) đã ghi nhận được sự có mặt của loài Voọc vá chân nâu Pygathrix nemaeus và một dạng trung gian giữa loài Khỉ đuôi dài Macaca fascicularis và loỔi Khỉ vàng M. mulatta. Những loài này cũng được ghi nhận bởi Đinh Thị Phương Anh và Huỳnh Ngọc Tạo (2000) giữa những năm 1996 và 1998. Theo dự án đầu tư được xây dựng năm 1989 (Anon. 1989), khu bảo tồn thiên nhiên có khoảng 400 ha rừng nguyên sinh và 2.611 ha rừng thứ sinh. Rừng nguyên sinh ưu thế bởi các loài thuộc họ Dẻ Fagaceae, Dầu Dipterocarpaceae, Đào lộn hột Anacardiaceae, Dâu tằm Moraceae và họ Bồ hòn Sapindaceae. Ngoài ra Bán đảo Sơn Trà còn có các kiểu sinh cảnh khác như trảng cỏ cây bụi và rừng trồng. Ngoài giá trị đa dạng sinh học trên cạn, khu bảo tồn còn có giá trị đa dạng sinh học quan trọng phần trên biển. Điển hình là việc ghi nhận quần thể nhỏ loài rùa biển làm tổ tại một vài địa điểm trên bờ biển của Bán đảo Sơn Trà (N. Cox in litt. 2003). Các vấn đề về bảo tồn Khai thác gỗ, thu hái lâm sản phi gỗ, và săn bắn là các hoạt động chính đe dọa đến khu bảo tồn thiên nhiên Bán đảo Sơn Trà. Tình trạng săn bắn không được kiểm soát là mối đe dọa lớn nhất đối với loài Chà Vá Chân Nâu là loài có giá trị bảo tồn cao nhất của khu bảo tồn thiên nhiên. Ngoài ra, cháy rừng cũng là một trong những vấn đề đe dọa đến đa dạng sinh học trong vùng. Các giá trị khác Do có vị trí nằm cạnh thành phố Đà Nẵng và sự có mặt của quần thể Voọc Chà Vá Chân Nâu, khu bảo tồn thiên nhiên Bán đảo Sơn Trà được đánh giá có tiềm năng về du lịch sinh thái. Các dự án có liên quan Giữa những năm 1989 và 1995, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng đã tiến hành khảo sát nghiên cứu khu vực nỔy, chủ yếu tập trung vào các quá trình sinh thái của khu bảo tồn và các vấn đề kỹ thuật liên quan đến rừng trồng. Trong khoảng thời gian từ 1991-1995, Viện Điều tra Quy hoạch Rừng cũng đã thực hiện một số nghiên cứu về tài nguyên rừng ở đây, tuy vậy thông tin về vùng này vẫn chưa được biết nhiều. Các hoạt động trồng và bảo vệ rừng đang được triển khai tiến hành tại khu vực với nguồn kinh phí tài trợ của Chương trình 661 Quốc gia (Chi cục kiểm lâm Thành Phố Đà Nẵng, 2003). Đánh giá nhu cầu bảo tồn Nhu cầu bảo tồn chưa được tiến hành đánh giá. Kế hoạch quản lý Kế hoạch quản lý chưa được xây dựng. Sự phù hợp với các tiêu chí VCF Bán đảo Sơn Trà không phù hợp với các mục đích đầu tư của VCF do không đáp ứng được các tiêu chí về tầm quan trọng Quốc tế trong công tác bảo tồn Đa dạng sinh học. Bán đảo Sơn Trà nằm trong cảnh quan ưu tiên CA1 - Trung Trường Sơn nhưng được đánh giá là khu vực có giá trị Đa dạng sinh học thấp (Tordoff et al. 2003).
Thể hiện các nhu cầu xã hội Chưa có báo cáo thể hiện nhu cầu xã hội.
Tài liệu tham khảo ADB (1999) Draft coastal and marine protected areas plan. Hanoi: Asian Development Bank. Anon. (1989) "Investment plan for Son Tra Nature Reserve, Da Nang city, Quang Nam-Da Nang province". Da Nang: Quang Nam-Da Nang Provincial Forest Protection Department. In Vietnamese. Cheung, C.P.S. (1992) Report on a visit to the coasts of Vietnam. Unpublished report to WWF Asian Region. Dinh Thi Phuong Anh and Huynh Ngoc Tao (2000) Fauna of mammalia in Son Tra peninsula, Da Nang city. Tap Chi Sinh Hoc "Journal of Biology" 22(15)CD: 113-116. In Vietnamese. Dinh Thi Phuong Anh and Nguyen Minh Tung (2000) Herpetology fauna of Son Tra Nature Reserve, Da Nang city. Tap Chi Sinh Hoc "Journal of Biology" 22(15)CD: 30-33. In Vietnamese. Nguyen Phu Tho (1995) Son Tra protected area profile and measures for its protection. Pp 131-132, 278-279 in Vietnam Forest Science Technology Association (1995) Proceedings of the national conference on national parks and protected areas of Vietnam. Hanoi: Agricultural Publishing House. In English and Vietnamese. Storey, R. and Robinson, D. (1995) Lonely planet travel survival kit: Vietnam. Third edition. Hawthorn: Lonely Planet Publications. Tordoff, A. W., Timmins, R. J., Smith R. J. and Mai Ky Vinh (2003) Central Annamites Biological Assessment. Hanoi: WWF Indochina Programme Van Peenen, P. F. D., Light, R. H. and Duncan, J. F. (1971) Observations on mammals of Mt. Son Tra, South Vietnam. Mammalia 35: 126-143. | ||||||||||||||||||||||||||||