Khu BTTN Bà Nà-Núi Chúa

Tên khác:

Bà Nà

Tỉnh:

Thành phố Đà Nẵng

Diện tích:

38.210 ha

Toạ độ:

15°57' - 16°08'N, 107°49' - 108°04'E

Vùng sinh thái nông nghiệp:

Duyên hải Nam Trung Bộ

Có quyết định của Chính phủ:

Có

Đã thành lập Ban quản lý:

Có

Đã được xây dựng kế hoạch đầu tư:

Có

Đáp ứng các tiêu chí của VCF:

A, B, C

Đáp ứng các tiêu chí xã hội:

Không

Báo cáo đánh giá nhu cầu bảo tồn:

Không

Kế hoạch quản lý:

Không

Đánh giá công cụ theo dõi:

Không

Có bản đồ vùng:

Có


Lịch sử hình thành

Bà Nà - Núi Chúa có trong danh sách các khu rừng đặc dụng theo Quyết định 194/CT ngày 09/08/1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, là một khu bảo tồn thiên nhiên có diện tích 5.217 ha tại Tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (Bộ NN&PTNT, 1997).

Năm 1994, dự án đầu tư Khu Bảo tồn Thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa đã được Sở Lâm nghiệp xây dựng. Dự án đầu tư này đề xuất thành lập một khu bảo tồn thiên nhiên với diện tích 43.327 ha, có một phần Diện tích thuộc huyện Hiên, Tỉnh Quảng Nam và một phần thuộc thành phố Đà Nẵng. Dự án đầu tư này đã được UBND Tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ) thông qua theo Thông tư số 2294/TT-UB, ngày 21/12/1994 (Anon. 1994). Tuy nhiên, trong giai đoạn này Ban Quản lý khu bảo tồn thiên nhiên vẫn chưa được thành lập.

Sau khi Tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng tách thành Tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng năm 1997, Khu Bảo tồn Thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa bị chia làm hai vùng. Vùng thuộc thành phố Đà Nẵng hiện vẫn đang được quản lý như một khu bảo tồn thiên nhiên với diện tích 8.838 ha bao gồm 3.589 ha phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, 5.189 ha phân khu phục hồi sinh thái và 70 ha phân khu hành chính dịch vụ. Ngoài ra, một vùng đệm với diện tích 8.803 ha cũng được xác định (ông Dũng, Phòng Quản lý Bảo vệ Rừng, Chi cục Kiểm lâm thành phố Đà Nẵng, 2000). Tuy nhiên, vùng bên phía Tỉnh Quảng Nam, không còn được quản lý như một khu rừng đặc dụng từ năm 1997 (theo lời ông Nguyên, Phòng Quản lý Bảo vệ Rừng, Chi cục Kiểm lâm Tỉnh Quảng Nam, 2000).

Ban Quản lý Khu BTTN Bà Nà - Núi Chúa được chính thức thành lập tháng 3/1999, Ban Quản lý hiện có 10 cán bộ biên chế, 10 cán bộ hợp đồng và 3 trạm bảo vệ rừng (theo Trần Văn Thắng, Giám đốc Khu BTTN Bà Nà - Núi Chúa, 2003).

Bà Nà - Núi Chúa có trong danh lục các khu rừng đặc dụng Việt Nam đến năm 2010 được xây dựng bởi Cục Kiểm lâm - Bộ NN&PTNT với diện tích 38.210 ha (Cục Kiểm lâm, 2003), danh lục này hiện vẫn chưa được Chính phủ phê duyệt.

Địa hình và thủy văn

Trung tâm của Khu BTTN Bà Nà - Núi Chúa là núi Bà Nà, một đỉnh cao 1.487 m nằm trên ranh giới giữa Tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng. Núi Bà Nà nằm ở phía đông nam của dãy núi chạy cắt ngang vùng miền Trung Việt Nam từ dãy Trường Sơn đến đèo Hải Vân. Tuy nhiên, núi Bà Nà và các sinh cảnh núi cao của nó lại cô lập với dãy núi này do sự có mặt một số vùng có cao độ thấp xen vào giữa.

Các sông suối hình thành ở phía tây bắc của khu bảo tồn chảy vào sông Ca Đê rồi đổ ra phía bắc vịnh Đà Nẵng, trong khi các sông hình thành ở phía nam và đông của khu bảo tồn thiên nhiên chảy vào sông Yên và đổ ra phía nam của vịnh Đà Nẵng.

Đa dạng sinh học

Thảm thực vật tự nhiên chính hiện có ở Khu BTTN Bà Nà - Núi Chúa là rừng thường xanh đất thấp và rừng thường xanh núi thấp. Rừng thường xanh đất thấp đặc trưng bởi sự hiện diện của các loài họ Dầu Dipterocarpaceae vốn không xuất hiện ở rừng thường xanh núi thấp. Rừng thường xanh núi thấp ưu thế bởi các họ Long não Lauraceae, Dé Fagaceae và Kim giao Podocarpaceae. Các vùng rừng đã bị phát quang hiện đang được thay thế bởi rừng thứ sinh và rừng bạch đàn. Rừng trên đỉnh Bà Nà hiện đã bị phá hủy hoàn toàn do chất độc hoá học trong chiến tranh chống Mỹ và hiện đã bị thay thế bằng các trảng cỏ (Hill et al. 1996).

Theo dự án đầu tư, có 543 loài thực vật bậc cao có mặt đã được ghi nhận tại Khu BTTN Bà Nà - Núi Chúa. Trong số đó có 12 loài có trong Sách đỏ Việt Nam, trong đó có Trắc Dalbergia cochinchinensis, Kim giao Decussocarpus fleuryi, Sơn đào Melanorrhoea usitata và Dầu đọt tím Dipterocarpus grandiflorus (Anon. 1994).

Cũng theo dự án đầu tư, có 61 loài thú, 178 loài chim, 17 loài bò sát được ghi nhận tại Bà Nà - Núi Chúa (Anon. 1994). Nhiều loài đã được liệt kờ trong dự án đầu tư sau đó cũng được ghi nhận trong các đợt khảo sát của Frontier - Việt Nam trong các năm 1994 và 1995. Báo cáo này cũng ghi nhận 472 loài thực vật bậc cao có mặt, 29 loài thú, 106 loài chim, 20 loài bò sát, sáu loài lưỡng thê, 33 loài cá và 126 loài Bướm cho vùng (Hill et al. 1996). Tuy vậy, các điều tra thực địa sâu hơn cần được tiến hành, nhất là để xác định hiện trạng của các loài quan trọng về mặt bảo tồn.

Các vấn đề về bảo tồn

Trước đây, rừng ở Bà Nà - Núi Chúa là đối tượng khai thác của các lâm trường, các hoạt động khai thác vàng và các khoáng sản khác cũng đã từng diễn ra trong khu bảo tồn, theo một số thông tin thì việc khai thác vônphram vẫn đang tiếp diễn (Hill et al. 1996).

Khu BTTN Bà Nà - Núi Chúa nằm gần trung tâm dân cư là thành phố Đà Nẵng, đường đến khu vực này tương đối tốt. Việc khai thác lâm sản diễn ra phổ biến và ở mức không bền vững. Hoạt động săn bắn đe dọa trực tiếp đến số lượng nhiều loài chim và thú đang bị đe dọa tuyệt chủng trên toàn cầu (Hill et al. 1996). Ngoài ra, dân cư trong khu vực thường xuyên vào rừng khai thác song mây và các sản phẩm khác, tuy nhiên tình trạng này chỉ diễn ra với mức độ tương đối nhẹ (Theo ông Trần Văn Thắng, Giám đốc Khu BTTN Bà Nà - Núi Chúa, 2003).

Phát triển du lịch không bền vững cũng đang là mối đe dọa đối với đa dạng sinh học tại khu bảo tồn thiên nhiên. Bên cạnh đó, việc phát triển cơ sở hạ tầng, lượng khách du lịch tăng là là tiềm năng gia tăng tình trạng cháy rừng, khai thác các loài thực vật làm cảnh cũng đang xảy ra hàng ngày bên trong Khu BTTN (Theo ông Trần Văn Thắng, Giám đốc Khu BTTN Bà Nà - Núi Chúa, 2003).

Các giá trị khác

Rừng ở Khu BTTN Bà Nà - Núi Chúa bảo vệ vùng đầu nguồn của sông Ca đê và sông Yên. Các con sông này là nguồn cung cấp nước quan trọng cho nhu cầu sinh hoạt, thủy lợi và công nghiệp của thành phố Đà Nẵng.

Năm 1919, người Pháp đã xây dựng trạm nghỉ mát ở đỉnh núi Bà Nà (Hill et al. 1996). Trong những năm gần đây, một trung tâm du lịch đã được tái lập với mạng lưới khách sạn, nhà nghỉ, hệ thống cáp điện và đường lên đỉnh núi Bà Nà. Hill et al. (1996) đã khuyến cáo rằng việc phát triển du lịch cũng là mối đe dọa tiềm năng đối với tính đa dạng sinh học của khu bảo tồn thiên nhiên. Khu tham quan, nghỉ mát được quản lý riêng biệt bởi Ban Quản lý khu du lịch. Ban Quản lý Khu BTTN không hề liên quan đến các hoạt động kinh doanh này (Theo ông Trần Văn Thắng, Giám đốc Khu BTTN Bà Nà - Núi Chúa, 2003).

Các dự án có liên quan

Chương trình 661 Quốc gia hiện đang tài trợ cho các hoạt động liên quan đến lâm nghiệp trong khu bảo tồn thiên nhiên và vùng đệm, bao gồm cả các hợp đồng bảo vệ rừng với hơn 200 hộ dân địa phương và trồng cây bản địa (Theo ông Trần Văn Thắng, Giám đốc Khu BTTN Bà Nà - Núi Chúa, 2003).

Đánh giá nhu cầu bảo tồn

Nhu cầu bảo tồn chưa được tiến hành đánh giá.

Kế hoạch quản lý

Kế hoạch quản lý chưa được xây dựng.

Sự phù hợp với các tiêu chí VCF

Bà Nà - Núi Chúa phù hợp với các mục đích đầu tư của VCF do đáp ứng được các tiêu chí A, B và C.

Tiêu chí

Sự phù hợp

AI

CA1 - Trung Trường Sơn

AII

 

BI

Quyết định số 194/CT, ngày 09/08/1986

BII

Bảo tồn thiên nhiên

BIII

Chịu sự quản lý của UBND Tỉnh

CI

Ban Quản lý đã thành­ lập

CII

 

Thể hiện các nhu cầu xã hội

Chưa có báo cáo thể hiện nhu cầu xã hội.

Tiêu chí

Sự phù hợp

A

 

B

 

C

 

D

 

Tài liệu tham khảo

Anon. (1994) "Investment plan for Ba Na-Nui Chua Nature Reserve, Quang Nam-Da Nang province"́. Da Nang: Quang Nam-Da Nang Provincial Department of Forestry. In Vietnamese.

Da Nang City (2002) "Poetic Ba Na". Da Nang: Da Nang Publishing House. In Vietnamese.

Eve, R. (1996) Bach Ma, Hai Van, Ba Na: why protect them? Hue: EC/WWF Bach Ma National Park Project. In English and French.

Eve, R. (1996) Bach Ma, Hai Van, Ba Na: why protect them? Hue: EC/WWF Bach Ma National Park Project. In English and Vietnamese.

Eve, R. (undated) "Bach Ma, Hai Van and Ba Na: important areas for the conservation of endemic galliformes in Vietnam". Hue: EC/WWF Bach Ma National Park Project. In Vietnamese.

Ghazoul, J., Le Mong Chan and Liston, K. (1994) Scientific report for Ba Na Nature Reserve, Vietnam. Hanoi: SEE Vietnam Forest Research Programme.

Hill, M. J. and Monastyrskii, A. L. (1999) Butterfly fauna of protected areas in north and central Vietnam collections 1994-1997. Atalanta 29: 185-208.

Hill, M., Le Mong Chan and Harrison E-M. (1996) Ba Na Nature Reserve: site description and conservation evaluation. London: Society for Environmental Exploration.

Le Mong Chan (undated) Some primary information on forest status and flora in the national park of Ba Be (Cao Bang), the natural reserves of Ba Na (Quang Nam-Da Nang) and Hoang Lien (Lao Cai). Unpublished report to Xuan Mai Forestry College.

Le Vu Khoi (2000) The biodiversity of the terrestrial vertebrates in Bana Nature Reserve (Quang Nam province and Da Nang city). Tap Chi Sinh Hoc "Journal of Biology" 22(15)CD: 154-163. In Vietnamese.

Vietnam News (2000) Foreign investment urged for Ba Na tourist park. Vietnam News 25 November 2000.


Click here to download pdf file