Khu Đề xuất Bảo tồn Biển Côn Đảo

Tên khác:

Côn Sơn, Poulo Condore

Tỉnh:

Bà Rịa-Vũng Tàu

Diện tích:

29.400 ha

Toạ độ:

8°34' - 8°49' N, 106°31' - 106°45' E

Vùng sinh thái nông nghiệp:

Đông Nam Bộ

Có quyết định của Chính phủ:

Chưa

Đã thành lập Ban quản lý:

Chưa thành lập

Đã được xây dựng kế hoạch đầu tư:

Không

Đáp ứng các tiêu chí của VCF:

Không

Đáp ứng các tiêu chí xã hội:

Không

Báo cáo đánh giá nhu cầu bảo tồn:

Không

Kế hoạch quản lý:

Không

Đánh giá công cụ theo dõi:

Không

Có bản đồ vùng:

Có


Lịch sử hình thành

Vườn Quốc gia Côn Đảo được thành lập ngày 01/03/1984 theo Quyết định số 85/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Diện tích của Vườn theo quyết định đó là 6.000 ha (Bộ NN&PTNT, 1997). Vào ngày 31/03/1993 dự án đầu tư cho Vườn Quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 135/TTg. Theo dự án đầu tư, diện tích vườn là 15.043 ha (ADB, 1999), bao gồm khu vực đất liền 6.043 ha và vùng biển 9.000 ha (Anon. 1990). Một dự án đầu tư được chỉnh sửa lại cho Vườn cũng đã được UBND Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phê duyệt ngày 16/05/1998. Theo dự án đầu tư sửa đổi thì diện tích vườn là 19.998 ha, bao gồm vùng đất liền trên đảo là 5.998 ha và diện tích vùng biển là 14.000 ha (Anon. 1997). Vườn Quốc gia Côn Đảo là một trong số ít các khu bảo vệ ở Việt Nam đã có quyết định thành lập bao gồm cả vùng biển.

Việc thành lập khu bảo tồn biển ở Côn Đảo lần đầu tiên do Viện Hải dương học Hải Phòng đề xuất vào năm 1995. Theo đề xuất này thì diện tích khu bảo tồn biển chưa được xác định rõ (Nguyễn Huy Yết và Võ Sĩ Tuấn, 1995). Tuy nhiên, Côn Đảo đã có trong danh sách 16 khu bảo tồn biển do Bộ KHCN và MT (cũ) đề nghị trong năm 1998 (Nguyễn Chu Hồi et al. 1998). Khu bảo tồn biển Côn Đảo tiếp tục được Ngân hàng Phát triển Châu Ầ đề xuất trong hệ thống các khu bảo tồn biển và ven biển Việt Nam (ADB, 1999). Theo đề xuất của Ngân hàng Phát triển Châu Ầ, diện tích khu bảo tồn biển này là 29.400 ha, bao gồm vùng biển 23.000 ha và vùng đất liền 6.400 ha.

Địa hình và thủy văn

Khu đề xuất bảo tồn biển Côn Đảo ở trung tâm của quần đảo có đến 14 đảo nhỏ, lớn nhất trong số đó là đảo Côn Sơn, có diện tích 5.800 ha. Quần đảo này nằm ngoài khơi cách bờ biển nam Việt Nam khoảng 80 km. Điểm cao nhất trên đảo là 577m, nơi sâu nhất thuộc vùng biển là 50m. Tuy nhiên, phần lớn vùng nước biển xung quanh các đảo chỉ sâu không quá 30m.

Đa dạng sinh học

Khu hệ động vật biển có khoảng 400 loài phù du động vật, thực vật và động vật đáy, 219 loài san hô, 187 loài thân mềm, 160 loài cá rạn san hô và 14 loài bò sát và thú biển. Vùng nước nông ở khu đề xuất bảo tồn biển Côn Đảo có các rạn san hô, thảm cỏ biển và rừng ngập mặn. Tại khu vực có khoảng 1.000 ha san hô với hơn 300 loài đã được ghi nhận (Ban Quản lý VQG Côn Đảo, 2003). Điều tra gần đây đã ghi nhận bổ sung thêm 11 loài san hô mới cho Việt Nam (WWF). Các dạng đá san hô phổ biến nhất là san hô có tua viền và san hô rời. Các giống san hô chiếm ưu thế là Acropora, Porites, Pachyseris, Montipora và Pavona. Hệ sinh thái san hô chứa đựng sự đa dạng cao về các loài cá có đời sống thích nghi tại đây, đã ghi nhận được 202 loài. Mật độ cá san hô đã ghi nhận được tại Côn Đảo cao hơn các nơi khác ở Việt Nam (ADB 1999).

Khu đề xuất bảo tồn biển có khoảng 200 ha diện tích Cỏ biển (Ban Quản lý VQG Côn Đảo, 2003). Các lớp cỏ biển trong khu này ưu thế bởi các loài Thalassia hemprichii và Halophila ovalis (ADB 1999). Các lớp này là nơi kiếm ăn quan trọng của loài Bò biển Dugong dugon, một loài thú đang bị đe dọa tuyệt chủng trên toàn cầu có ở Côn Đảo (Cox 2000).

Rừng ngập mặn Côn Đảo đặc trưng bởi các loài Bruguiera gymnorrhiza, Avicennia alba và Rhizophora mucronata, và là nơi cung cấp nguồn cá bột quan trọng (ADB, 1999).

Bãi biển Côn Đảo là nơi làm tổ của loài rùa biển hiện đang bị đe dọa tuyệt chủng trên toàn cầu là Vích Chelonia mydas (Nguyễn Thị đào, 1999). Hàng năm có gần 300 cá thể cái đến làm tổ và đẻ tại 14 địa điểm khác nhau tạo nên gần 1.000 tổ. Giai đoạn làm tổ chủ yếu tập trung từ tháng 4 đến tháng 10, trong đó gần 80% tổng số là giữa tháng 6 đến tháng 9 (Nguyễn Trường Giang, 2003). Hiện tại, Đồi mồi Eretmochelys imbricata cũng vẫn đang làm tổ tại quần đảo Côn Đảo nhưng đã trở nên rất hiếm, số lượng các thể thấp (N. Cox in litt. 2003).

Ngoài ra, một số loài động vật biển có vú cũng đã được ghi nhận tại khu đề xuất bảo tồn biển Côn Đảo (Ban Quản lý VQG Côn Đảo, 2003).

Các vấn đề về bảo tồn

Theo báo cáo của Ngân hàng Phát triển Châu Ầ (ADB 1999) thì hiện tượng khai thác quá mức các sản phẩm biển do cả dân chài địa phương và từ các vùng khác đến, điều này đã dẫn đến tình trạng làm mất đi loài tôm hùm, hải sâm và các loài thân mềm từ các rạn san hô cũng trở nên khan hiếm. Bên cạnh đó, Ban Quản lý VQG Côn Đảo (2003) đã cho rằng các kỹ thuật đánh bắt thuỷ sản mang tính huỷ hoại gồm cả việc sử dụng chất độc Xianua và lưới vét trái phép bên trong VQG là các mối đe dọa chính đối với đa dạng sinh học trong vùng.

Nhiều thuyền đánh cá neo đậu tại bến các đảo để lấy nước ngọt hoặc để tránh các cơn bão tố cũng làm hư hại các rạn san hô, làm xáo trộn và ô nhiễm vùng sống (ADB, 1999).

Quần thể Bò biển ở Côn Đảo đã bị suy giảm trong vài năm gần đây, số lượng của chúng hiện ước tính còn dưới 12 cá thể (Ban Quản lý VQG Côn Đảo, 2003). Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng suy giảm quần thể này là do có thể do chúng bị tổn thương do va đập với các chân vịt của thuyền, do bị vướng vào lưới đánh cá và do các thảm cỏ biển bị mất đi. Nếu không có các biện pháp kiểm tra ngăn chặn các yếu tố gây hại này thì đây có thể sẽ là nguyên nhân làm mất đi quần thể Bò biển sau vài năm nữa (Nguyễn Thị đào 1999, Cox 2000).

Hiện tượng mất đi các lớp cỏ biển cũng đe dọa đến loài Vích, vì đây cũng là nguồn thức ăn quan trọng của chúng. Các lớp cỏ biển cũng rất nhạy cảm với sự thay đổi môi trường, đặc biệt là sự lắng đọng và thay đổi tầng thuỷ lực do hậu quả của sự phát triển cơ sở hạ tầng trên các đảo. Những mối đe dọa khác ở khu bảo tồn biển này là việc các ngư dân dùng đèn có độ chiếu sáng cao, thu nhặt trứng rùa để làm thực phẩm, hiện tượng ô nhiễm và biến mất các bãi biển là nơi làm tổ của rùa do phát triển cơ sở hạ tầng (Nguyễn Thị Đào, 1999, (Ban Quản lý VQG Côn Đảo, 2003).

Dân cư trên các đảo có khả năng tăng lên 10.000 người trong vòng 5 đến 10 năm tới, điều đó đồng nghĩa với việc tăng áp lực lên hệ sinh thái vùng biển. Theo Ngân hàng Phát triển Châu Ầ (ADB, 1999) lãnh đạo huyện và Vườn Quốc gia rất quan tâm đến mọi ảnh hưởng của sự phát triển cơ sở hạ tầng hiện nay và ảnh hưởng của sự gia tăng dân số và phát triển du lịch đến môi truờng trong tương lai. Cuối năm 2003, việc xây dựng sân bay Cỏ ống trên đảo sẽ hoàn thành, điều này sẽ làm cho việc phát triển du lịch tăng nhanh (Nguyễn Trường Giang, 2003).

Từ năm 1993, các hoạt động của Ban Quản lý Vườn Quốc gia gồm việc tuần tra và bảo vệ môi trường biển. Để thực hiện công việc này, vườn Quốc gia có hai đội tuần tra với 2 thuyền tuần tiễu tốc độ cao và một thuyền gỗ (ADB, 1999, Ban Quản lý VQG Côn Đảo, 2003). Ban Quản lý Vườn Quốc gia cũng bảo vệ các bãi làm tổ của rùa biển, và tổ chức việc ấp trứng rùa nhân tạo trên 4 đảo, với sự hỗ trợ của Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Thế Giới - WWF, Chương trình Đông Dương (Nguyễn Thị đào, 1999). Hiện vẫn còn chưa rõ khu bảo tồn biển ở Côn Đảo tới đây có được xây dựng hay không, vùng biển có tiếp tục được Ban Quản lý Vườn quốc gia quản lý hay do đơn vị khác quản lý.

Các giá trị khác

Xung quanh quần đảo Côn Đảo có một số bãi đánh bắt cá quan trọng nhất ở phía nam Việt Nam, và các vùng nước thuộc quần đảo này là vùng sinh sản và cung cấp cá bột quan trọng đối với khu phân bố của các loài sinh vật biển. Theo chiều hướng này, vùng biển của khu đề xuất bảo tồn biển Côn Đảo góp phần vào việc duy trì lâu dài nghề thuỷ sản trong khu vực và nền kinh tế điạ phương (ADB, 1999).

Thêm vào đó, khu bảo tồn biển Côn Đảo có nhiều tiềm năng đối với việc phát triển các hoạt động du lịch như đi bộ, bơi lặn và thăm quan các bãi rùa biển làm tổ. Những tiềm năng này đã bắt đầu trở thành hiện thực, mặc dầu nóc mâu thuẫn cũng như mang lại nhiều ảnh hưởng rõ rệt đến môi trường.

Các dự án có liên quan

Có một số dự án tập trung vào bảo tồn biển đã được thực hiện ở Côn Đảo trong những năm gần đây. Trước tiên, trong 8 năm qua, WWF - Chương trình Đông Dương đang cùng với Ban Quản lý Vườn thực hiện dự án bảo tồn rùa biển. Dự án này được khởi đầu bằng chương trình giám sát rùa biển, và đã năm lần cho ấp nhân tạo để bảo vệ các trứng của rùa biển khỏi bị phá huỷ tự nhiên. Dự án này do Chương trình WWF quốc tế, WWF Mỹ và WWF Hà Lan tài trợ (Cox in litt. 2003). Sau đó, WWF - Chương trình Đông Dương, Viện hải dương học Nha Trang và Trường đại học Khoa học và kỹ thuật Hồng Kông đã thực hiện dự án do DANIDA tài trợ về bảo tồn đa dạng sinh học biển trong năm 1998. Trong dự án thứ 3, WWF - Chương trình Đông Dương và Cơ quan tư vấn môi trường toàn cầu đã thực thi dự án "Trình diễn về quản lý môi trường biển và ven biển Côn Đảo" do Ngân hàng Phát triển Châu Ầ tài trợ (ADB). Các mục tiêu của dự án này là phát triển Kế hoạch quản lý môi trường biển và ven biển và quản lý du lịch cho Vườn Quốc gia. Cuối cùng, WWF - Chương trình Đông Dương đã thực hiện giai đoạn hai dự án do DANIDA tài trợ về bảo tồn đa dạng sinh học biển trong năm 2000.

Trong giai đoạn 2003 đến 2006, WWF - Chương trình Đông Dương sẽ triển khai dự án cỡ vừa của UNDP/GEF tài trợ Sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên vùng biển và dải ven bờ tại khu vực các đảo Côn Đảo. Mục đích của dự án này nhằm bảo vệ đa dạng sinh học biển và dải ven biển có ý nghĩa toàn cầu tại các đảo trong VQG Côn Đảo. Mục tiêu của dự án sẽ đạt được thông qua các hoạt động tăng cường năng lực, thúc đẩy du lịch sinh thái cải tổ công tác quản lý.

Đánh giá nhu cầu bảo tồn

Nhu cầu bảo tồn chưa được tiến hành đánh giá.

Kế hoạch quản lý

Kế hoạch quản lý chưa được xây dựng.

Sự phù hợp với các tiêu chí VCF

Khu bảo tồn biển Côn Đảo không phù hợp với các mục đích đầu tư của VCF do đây không phải là khu rừng đặc dụng.

Tiêu chí

Sự phù hợp

AI

 

AII

 

BI

 

BII

 

BIII

 

CI

 

CII

 

Thể hiện các nhu cầu xã hội

Chưa có báo cáo thể hiện nhu cầu xã hội.

Tiêu chí

Sự phù hợp

A

 

B

 

C

 

D

 

Tài liệu tham khảo

ADB (1999) Draft coastal and marine protected areas plan. Hanoi: Asian Development Bank.

Anon. (1990) "Investment plan for Con Dao National Park". Con Dao: Con Dao National Park Management Board and the Centre for Natural Resources and Environmental Studies. In Vietnamese.

Anon. (1997) "Investment plan for Con Dao National Park: 1998-2002". Ho Chi Minh City: Ho Chi Minh City Sub-FIPI. In Vietnamese.

Anon. (1998) "Con Dao National Park special issue". Bien "The Sea": August, September and October 1998. In Vietnamese.

Con Dao National Park (2000) Con Dao National Park, Vietnam. Tourist map of by Con Dao National Park.

Con Dao National Park (2000) Ecotourism in Con Dao National Park. Tourist booklet for Con Dao National Park.

Cox, N. (2000) Vietnam's gentle sea cow teeters on brink of extinction. Vietnam News 16 September 2000.

Hardcastle, J. (undated) Tourism development on Con Dao islands: a case study in action. Unpublished discussion paper.

Ngo An (1999) Effects of the Typhoon No. 5 on the protective power of the vegetation cover of Con Dao National Park. Lam Nghiep "Vietnam Forest Review" February 1999: 17-19. In Vietnamese.

Nguyen Chu Hoi, Nguyen Huy Yet and Dang Ngoc Thanh eds. (1998) "Scientific basis for marine protected areas planning". Hai Phong: Hai Phong Institute of Oceanography. In Vietnamese.

Nguyen Duc Ngan (1994) "Building forestry database and vegetation map in Con Dao National Park". Ho Chi Minh City: Ho Chi Minh City Sub-FIPI. In Vietnamese.

Nguyen Huy Yet and Vo Si Tuan (1995) "Information on proposed marine protected areas on the coast of Vietnam". Hai Phong: Hai Phong Institute of Oceanography. In Vietnamese.

Nguyen Thi Dao (1999) Marine turtle status report in Con Dao National Park. Hanoi: WWF Indochina Programme.

Nguyen Truong Giang (1998) "Marine turtle conservation plan". Unpublished report to Con Dao National Park Scientific Department. In Vietnamese.

Nguyen Truong Giang (2003) "Biodiversity conservation on Con Dao: status and ecological characteristics of Green Turtle Chelonia mydas and conservation solutions at Con Dao National Park." Unpublished report to Con Dao National Park Science Department. In Vietnamese.

Ross, M. and Andriani, A. D. (1998) Marine biodiversity conservation at Con Dao National Park, Vietnam. Hong Kong: Institute of Environment and Sustainable Development, Hong Kong University of Science and Technology.

Scott, D. A. (1989) A directory of Asian wetlands. Gland: IUCN.

Vo Si Tuan ed. (1995) "Survey report on the biodiversity resource utilisation and the conservation potential of Con Dao island". Nha Trang: Nha Trang Institute of Oceanography. In Vietnamese.

Vo Si Tuan ed. (1995) Survey report on the biodiversity, resource utilization and conservation potential of Con Dao islands (south Vietnam). Nha Trang: Nha Trang Institute of Oceanography.

Vu An Ha, Nguyen Thanh Son, Hoang Dung and Vu Van Bien (1983) "Science report on Con Dao protected area". Hanoi: Forest Inventory and Planning Institute. In Vietnamese.

Wildash, P. (1967) An ornithological expedition to Poulo Condore (Con Son). Newsletter of Ornithologists Association of Vietnam 1: 19-29.

WWF (2002) Reef-building corals and coral communities of Con Dao islands, southeast Vietnam. Hanoi: WWF Indochina Programme.