Khu Dự trữ Sinh quyển Cần Giờ
Lịch sử hình thành Trước đây toàn bộ diện tích Cần Giờ là rừng ngập mặn tự nhiên nhưng đã bị tàn phá bởi chất diệt cỏ trong những năm chiến tranh chống Mỹ. Giữa những năm 1978 vỔ 1986, Lâm trường Duyên Hải đã trồng lại rừng ngập mặn. Kết quả từ năm 1986 đến năm 1990, Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện giao đất cho 23 lâm trường và các trang trại (ADB 1999). Cần Giờ được quy hoạch thành rừng bảo vệ ven biển, theo quyết định số 173/CT ngày 29/5/1991 của Thủ tướng Chính phủ (Nguyễn Đình Cương 1994). Ngày 2/02/2000, ban quản lý rừng phòng hộ ven biển Cần Giờ được thành lập theo Quyết định số 169/QĐ-UB-CNN của UBND Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện tại ban quản lý có 96 cán bộ, diện tích khu vực là 36.997 ha (Cát Văn Thành, Phó giám đốc rừng phòng hộ ven biển Cần Giờ, 2003). Năm 1999, đề xuất quy hoạch Cần Giờ là Khu dự trữ sinh quyển và đã đệ trình lên UNESCO (ADB 1999). Cần Giờ được công nhận là khu dự trữ sinh quyển đầu tiên của Việt Nam vào ngày 21 tháng 1 năm 2000, với diện tích 75.740 ha. Ban quản lý khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ được thành lập ngày 30/08/2000 theo Quyết định số 5902/QĐ-UB của UBND Thành Phố Hồ Chí Minh. Hiện tại ban quản lý khu dự trữ sinh quyển có 7 cán bộ và thuộc sự quản lý của UBND Thành Phố Hồ Chí Minh. Địa hình và thủy văn Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ nằm trong huyện Cần Giờ (huyện Duyên Hải trước đây), thuộc vùng biển của Thành phố Hồ Chí Minh. Khu vực là các bãi bồi ngập triều cửa sông, đây là các vùng cửa sông giáp với biển của sông Vàm Cỏ, Sài Gòn và Đồng Nai. Địa hình Cần Giờ thấp, sình lầy và luôn thay đổi. Khu vực với nhiều kênh rạch và nhánh sông. Đa dạng sinh học Sinh cảnh chủ yếu của Cần Giờ là rừng ngập mặn, trong đó có 7.000 ha rừng ngập mặn phục hồi tự nhiên và khoảng 20.000 ha rừng ngập mặn trồng (ADB 1999). Loài đước Rhizophora apiculata được trồng chủ yếu trong vùng, ngoài ra còn có loài đước bộp R. mucronata chiếm diện tích nhỏ (Viễn Ngọc Nam 1994). Ngoài ra khu vực có thêm sinh cảnh trảng cỏ với các loài ưu thế là Halophyla sp., Halodule sp. và Thalassia sp. (ADB 1999). Tổng số 18 loài thân mềm, 27 loài giáp xác, 45 loài cá và 3 loài ếch nhái đã ghi nhận tại đây. Trong khoảng năm 1990, theo báo cáo một số ngưới đã bắn được một con Cá sấu Crocodylus porosus ở cửa sông khu vực này, và từ đó không có thông tin xuất hiện của loài này tại khu vực. Loài Bò biển Dugon dugong cũng đã xuất hiện theo mùa tại các trảng cỏ Năn nhưng chưa được khẳng định (ADB 1999). Các bãi bồi ngập triều và cồn cát tại khu dự trữ sinh quyển là sinh cảnh quan trọng của các loài chim ven bờ. Trong báo cáo của Ngân hàng Phát triển Châu Ầ (1999) đã ghi nhận Choắt bụng xám Tringa glareola, Choắt nâu T. totanus, Choắt nhỏ Actitis hypoleucos, Choi choi xám Pluvialis squatarola, Choi choi Mông Cổ Charadrius mongolus, Cà kheo Himantopus himantopus. Bên cạnh đó, một số loài chim đang và sắp bị đe dọa trên toàn cầu cũng đã được ghi nhận tại Cần Giờ như Choắt lớn mỏ vàng Tringa guttifer, Choắt chân màng lớn Limnodromus semipalmatus, Bồ nông chân xám Pelecanus philippensis và Giang sen Mycteria leucocephala (Tordoff et al. 2002.). Sự có mặt của các loài chim quí hiếm đang bị đe dọa đã làm cho Cần Giờ được công nhận là một trong 63 Vùng chim quan trọng của Việt Nam (Tordoff et al. 2002.). Các vấn đề về bảo tồn Khu dự trữ sinh quyển đang phải đối mặt với một số mối đe dọa đối với đa dạng sinh học, trong đó mối đe dọa nghiêm trọng nhất phải kể đến là tình trạng chặt rừng ngập mặn lấy gỗ và củi, chuyển đổi rừng ngập mặn thành đầm nuôi trồng thuỷ sản. Một số năm gần đây diện tích canh tác thuỷ sản đã tăng lên đáng kể. Ngoài ra việc đánh bắt thuỷ sản bằng kỹ thuật huỷ diệt, ô nhiễm dầu và phế thải của các khu đô thị cũng là những mối đe dọa đa dạng sinh học (ADB, 1999). Bên cạnh đó, việc trồng rừng tại các các bãi ngập triều cũng đang là một trong các mối đe dọa chính đối với các loài chim nước di cư trong vùng, việc trồng rừng đã trực tiếp phá hủy, làm mất đi sinh cảnh sống thích hợp của các loài chim quí hiếm (Tordoff 2002). Hiện đang có 89 hộ dân với khoảng 300 nhân khẩu sống trong vùng lõi và 300 hộ dân với 1.800 nhân khẩu đang sinh sống trong vùng đệm (41.139 ha) của Cần Giờ. Các giá trị khác Rừng ngập mặn Cần Giờ có nhiều chức năng sinh thái quan trọng, bao gồm ổn định bờ biển, bảo vệ và chống xói mòn, ngăn cản ô nhiễm dầu và làm suy giảm bão. Rừng ngập mặn là nguồn cung cấp chất đốt và vật liệu xây dựng. Do vị trí gần Thành phố Hồ Chí Minh, khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ có tiềm năng lớn đối với du lịch, giáo dục cộng đồng, nghiên cứu khoa học và đào tạo. Hiện tại khu vực đã tiếp nhận nhiều khách du lịch từ Thành phố Hồ Chí Minh. Cần Giờ cũng là mẫu chuẩn cho dự án phục hồi rừng ngập mặn ở Việt Nam. Các dự án có liên quan Chương trình hành động phục hồi rừng ngập mặn, Nhật Bản (ACTMANG), Liên minh Châu Ẩu, Quĩ John D. và Catherine MacArthur, Oxfarm Mỹ và UNESCO/ UNDP đã tài trợ cho các nghiên cứu, hoặc hỗ trợ cho các hoạt động phục hồi rừng ngập mặn ở Cần Giờ. Chẳng hạn trong các năm 1994 và 1996, Dự án hai năm do Liên minh Châu Âu tài trợ có tên "đánh giá môi trường đối với sự phục hồi rừng ngập mặn, biện pháp để tăng cường bảo vệ, ổn định bờ biển và sản phẩm nghề cá". Dự án này do Ban Nghiên cứu Rừng ngập mặn của Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên Thiên nhiên và Môi trường thực hiện. Đánh giá nhu cầu bảo tồn Nhu cầu bảo tồn chưa được đánh giá. Kế hoạch quản lý Khu vực chưa xây dựng được Kế hoạch quản lý. Sự phù hợp với các tiêu chí VCF Cần Giờ không phù hợp với các mục đích đầu tư của VCF do đây không phải là khu rừng đặc dụng.
Thể hiện các nhu cầu xã hội Chưa thực hiện báo cáo thể hiện nhu cầu xã hội.
Tài liệu tham khảo ADB (1999) Draft coastal and marine protected areas plan. Hanoi: Asian Development Bank. Anon. (1998) Draft biosphere reserve nomination form: Can Gio Mangrove Biosphere Reserve. Draft submission to UNESCO. In English. Cao Van Sung, Eger, J. and Ngo Van Tri (2000) Preliminary report on bat survey in southern Vietnam. Tap Chi Sinh Hoc "Journal of Biology" 22(15)CD: 136-144. In Vietnamese. Cheung, C.P.S. (1992) Report on a visit to the coasts of Vietnam. Unpublished report to WWF Asian Region. Eames, J. C. and Tordoff, A. W. (in prep.) Recent records and a conservation status review of some threatened and near-threatened bird species in Vietnam. Le Kim Lien (1994) Woman's participation in the mangrove protection at Can Gio, Ho Chi Minh City. Pp 46-52 in: Phan Nguyen Hong and Phan Nguyet Anh eds. Proceedings of the national workshop on reforestation and afforestation of mangroves in Vietnam. Hanoi: Mangrove Ecosystem Research Centre and Action for Mangrove Reforestation. Nguyen Dinh Cuong (1994) The management and protection of mangrove forests at Can Gio, Ho Chi Minh City. Pp 40-45 in: Phan Nguyen Hong and Phan Nguyet Anh eds. Proceedings of the national workshop on reforestation and afforestation of mangroves in Vietnam. Hanoi: Mangrove Ecosystem Research Centre and Action for Mangrove Reforestation. Nguyen Hoang Tri, Phan Nguyen Hong and Le Trong Cuc (2000) Can Gio Mangrove Biosphere Reserve, Ho Chi Minh City. Hanoi: CRES Mangrove Ecosystem Research Division. Tordoff, A. W. ed. (2002) Directory of important bird areas in Vietnam: key sites for conservation. Hanoi: BirdLife International in Indochina and the Institute of Ecology and Biological Resources. UNESCO (2000) Vietnam Can Gio mangrove. UNESCO Man and the Biosphere Reserve Directory website. Vien Ngoc Nam (1994) Plantation to rehabilitate mangroves in Can Gio, Ho Chi Minh City. Pp 46-52 in: Phan Nguyen Hong and Phan Nguyet Anh eds. Proceedings of the national workshop on reforestation and afforestation of mangroves in Vietnam. Hanoi: Mangrove Ecosystem Research Centre and Action for Mangrove Reforestation. Vietnam News (2000a) UNESCO acclaims Can Gio mangrove reserve. Vietnam News 25 November 2000. Vietnam News (2000b) Can Gio Biosphere Reserve sets up management board. Vietnam News 9 September 2000. Vietnam News (2002) HCM City breathes easily again. Vietnam News, 19 January 2002. | ||||||||||||||||||||||||||||