Vườn Quốc gia Bù Gia Mập

Tên khác:

Không có

Tỉnh:

Bình Phước

Diện tích:

26.032 ha

Toạ độ:

12°08' - 12°17' N, 107°03' - 107°14' E

Vùng sinh thái nông nghiệp:

Đông Nam Bộ

Có quyết định của Chính phủ:

Có

Đã thành lập Ban quản lý:

Có

Đã được xây dựng kế hoạch đầu tư:

Không

Đáp ứng các tiêu chí của VCF:

A, B, C

Đáp ứng các tiêu chí xã hội:

A, B, C

Báo cáo đánh giá nhu cầu bảo tồn:

Có - 2003

Kế hoạch quản lý:
Có - 2003

Đánh giá công cụ theo dõi:

Có - 2003 (điểm: 40)

Có bản đồ vùng:

Có


Lịch sử hình thành

Bù Gia Mập có trong danh sách các khu rừng đặc dụng theo Quyết định 194/CT, ngày 9/8/1986 của Hội đồng Bộ trưởng, là khu bảo tồn thiên nhiên với diện tích 16.000 ha, mục đích bảo tồn "Rừng nửa rụng lá, tính đa dạng của khu hệ chim thú" (Cao Văn Sung, 1995). Năm 1994, Dự án đầu tư cho khu bảo tồn thiên nhiên Bù Gia Mập được xây dựng (Anon. 1994) và đã được Uỷ ban Nhân dân Tỉnh Sông Bé (cũ) phê duyệt năm 1995 (Cục Kiểm lâm 1998).

Bù Gia Mập đã được chuyển hạng thành VQG theo Quyết định số 170/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27/11/2002. Tổng diện tích của VQG là 26.032 ha, trong đó khu bảo vệ nghiêm ngặt 18,100 ha, phân khu phục hồi sinh thái 7.832 ha, khu hành chính, dịch vụ 100 ha. Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Diện tích vùng đệm của VQG là 15.200 ha trong đó có 7.200 ha nằm trên địa phận Tỉnh Bình Phước và 8.000 ha tại Tỉnh Đăk Lăk.

Trước khi trở thành vườn quốc gia, Bù Gia Mập được quản lý bởi một trạm bảo vệ rừng, trực thuộc phòng quản lý bảo vệ rừng. Năm 2003, ban quản lý VQG được thành lập, thuộc sự quản lý trực tiếp của UBND Tỉnh với sự hỗ trợ kỹ thuật của phòng quản lý bảo vệ rừng. Ban quản lý hiện có 37 cán bộ, 4 trạm bảo vệ (Nguyễn Văn Hoàng, Phó giám đốc VQG Bù Gia Mập, 2003). Hiện tại, kế hoạch đầu tư vẫn chưa được xây dựng cho VQG, mặc dù đã có thông tin cho rằng kế hoạch đầu tư sẽ được xây dựng vào cuối năm 2003 (Theo lời Lê Trọng Trải, 2003).

Bù Gia Mập có trong danh lục các khu rừng đặc dụng Việt Nam đến năm 2010 được xây dựng bởi Cục Kiểm lâm - Bộ NN&PTNT với diện tích 26.032 ha (Cục Kiểm lâm, 2003), danh lục này hiện vẫn chưa được Chính phủ phê duyệt.

Địa hình và thủy văn

VQG Bù Gia Mập thuộc vùng đất thấp phía Nam Việt Nam, có đỉnh cao nhất là 700m so với mặt nước biển. Hệ thống sông suối trong khu vực bao gồm suối Đăk Huyt chảy dọc theo biên giới Việt Nam Căm Pu Chia, các suối Đăk Sa, Đăk Ka, Đăk K'me...

Đa dạng sinh học

Diện tích rừng tự nhiên của vườn quốc gia là 21.476 ha, chiếm 96% diện tích tự nhiên, trong số đó có 388 ha diện tích rừng giàu, 2.798 ha diện tích rừng trung bình, 1.692 ha diện tích rừng nghèo, 5.064 ha diện tích rừng hỗn giao và 11.434 ha diện tích rừng tre nứa. Diện tích đất không có rừng là 854 ha, bao gồm đất trống, cây bụi, đất sông suối, ao hồ (Anon. 1994).

Theo Anon (1997), có 628 loài thực vật đã được ghi nhận tại VQG. Các loài có giá trị kinh tế cao cũng như đang bị đe dọa trên toàn cầu đã được tìm thấy ở đây như: Gõ đỏ Afzelia xylocarpa, Trắc Dalbergia cochinchinensis và Chai Shorea guiso (Anon. 1997).

Kết quả điều tra thực địa của Viện Sinh thái và Tài Nguyên Sinh vật từ năm 1995 đến 1997 (Nguyễn Văn Sáng và cộng sự 1997), đã ghi nhận cho VQG Bù Gia Mập 437 loài động vật, trong đó có 59 loài trong Sách Đỏ Việt Nam (Anon. 1997). Cũng theo Nguyễn Văn Sáng và cộng sự (1997) thì khu vực có 73 loài thú. Tuy nhiên, danh lục động vật được xây dựng có dựa vào các tài liệu điều tra trước đây và chưa được kiểm tra lại, nhiều thông tin trong đó cần phải được xác minh thêm.

Năm 2000, Chương trình Bảo tồn động thực vật Hoang dã (WCS) Cămpuchia đã tiến hành khảo sát đa dạng sinh học tại Tỉnh Mondulkiri phía nam Cămpuchia, đây là khu vực giáp ranh với địa phận VQG Bù Gia Mập. Trong đợt điều tra này, một số loài thú đang bị đe dọa trên toàn cầu đã được chính thức ghi nhận như: Voọc vá chân đen Pygathrix nemaeus, Vượn đen má hung Hylobates gabriellae, Hổ Đông Dương Panthera tigris, Voi Châu Ầ Elephas maximus và Bò tót Bos gaurus (Walston et al. 2001). Đã có giả định cho rằng các loài này cũng có thể tồn tại tại VQG Bù Gia Mập, Việt Nam (Walston et al. 2001). Hơn thế, tất cả các loài nêu trên cũng đã được tạm thời ghi nhận thông qua phỏng vấn dân địa phương tại VQG (Theo lời Lê Trọng Trải, 2003).

Khu hệ chim VQG Bù Gia Mập vẫn chưa được nghiên cứu nhiều, tuy nhiên, có ít nhất một loài được ghi nhận đang bị đe dọa trên toàn cầu là Gà tiền mặt đỏ Polyplectron germaini (Theo lời Nguyễn Trần Vỹ, 2001). Mặc dù có rất ít các thông tin chính thức về khu hệ chim nhưng Bù Gia Mập đã được công nhận là một trong số 63 vùng chim quan trọng của Việt Nam. Tordoff (2002) cho rằng khu vực có các sinh cảnh phù hợp với các đặc điểm của các loài có vùng phân bố giới hạn trong vùng chim đặc hữu đất thấp Nam Việt Nam, đặc biệt là loài đang bị đe dọa toàn cầu mức nguy cấp Gà so cổ hung Arborophila davidi.

Các vấn đề về bảo tồn

Các mối đe dọa chính đối với đa dạng sinh học tại VQG Bù Gia Mập là tình trạng khai thác gỗ lậu, săn bắn, khai thác quá mức các sản phẩm phi gỗ, canh tác, sản xuất nông nghiệp và đốt rừng bên trong VQG. Trong đợt đánh giá nhu cầu bảo tồn cho VQG thì khai thác gỗ lậu và săn bắn được đánh giá là các mối đe dọa nghiêm trọng nhất. Các loại cây gỗ, nhất là các loài có giá trị như Dalbergia sp. và Pterocarpus sp. bị khai thác bất hợp pháp bởi dân địa phương dưới sự chỉ đạo của lâm tặc. Do số lượng lớn dân địa phương tham gia vào các hoạt động trên, nên số lượng lớn gỗ đã bị khai thác. Săn bắn và bẫy được dân cư sống trong vùng đệm thường xuyên sử dụng. Một số người săn bắn lâm sản làm thức ăn nhưng đại đa số săn bắn nhằm bán ra thị trường buôn bán động vật hoang dã. Do nhu cầu thị trường cao làm cho các áp lực tác động lên quần thể các loài hoang dã trong VQG cũng tăng cao, đe dọa đến sự tồn tại sống còn của nhiều loài quí hiếm.

Các mối đe dọa trên đang tiếp tục tiếp diễn là do năng lực của Ban quản lý còn nhiều hạn chế, đặc biệt về các mặt như nhân sự, đào tạo, trang thiết bị và nguồn kinh phí. Trong khoảng hơn một thập kỷ vừa qua, dân số sinh sống trong vùng đệm VQG đã tăng lên đáng kể do tình trạng di dân tự do từ các vùng khác nhau tại Việt Nam.

Các giá trị khác

Bù Gia Mập còn là một khu di tích lịch sử quan trọng bởi đây là cơ sở kháng chiến trong thời kỳ chiến tranh. Ngoài ra, vườn quốc gia còn góp phần bảo vệ vùng đầu nguồn sông Đồng Nai.

Các dự án có liên quan

Nhiều đợt khảo sát hệ thực vật và hệ động vật trong khu vực do Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật (Nguyễn Văn Sáng et al. 1997) và Viện Sinh học Nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh (Anon. 1997) thực hiện. Đã có 3 đợt khảo sát nhanh thực địa được thực hiện từ năm 1995 đến 1997. Các đợt khảo sát này được Tỉnh Sông Bé tài trợ về mặt tài chính. Trong năm 1999 và 2000, các Viện cũng đã tiến hành khảo sát nghiên cứu đa dạng sinh học VQG Bù Gia Mập với sự tài trợ của Chính phủ thông qua Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia.

Đánh giá nhu cầu bảo tồn

Nhu cầu bảo tồn đã được tiến hành đánh giá tháng 8/2003 do Birdlife International, phối hợp cùng Ban quản lý VQG với sự tài trợ của Dự án bảo tồn VQG Cát Tiên. Dựa trên các đánh giá về giá trị đa dạng sinh học, các mối đe dọa trực tiếp và gián tiếp, 5 hoạt động cần được ưu tiên thực hiện để phù hợp với tài trợ của VCF đã được xác định:

·         Xây dựng, tăng cường năng lực cho các cán bộ VQG.

·         C¶i thiÖn, thiƠt chÆt mèi quan hÖ víi c¸c ®¬n ṽ thùc thi ph¸p luËt kh¸c.

·         TiƠn hµnh qu¶n lư víi sù tham gia cña céng ®ång ®̃a ph­¬ng.

·         X©y dùng ranh giíi VQG nh»m lo¹i bá c¸c khu vùc canh t¸c ë ngo¹i vi VQG, ®ång thêi x¸c ®̃nh ranh giíi víi TØnh §¨k L¨k.

·         TiƠn hµnh c¸c ch­¬ng tr×nh ®ỉu tra c¬ b¶n ®a d¹ng sinh häc vµ gi¸m s¸t sinh th¸i.

Kế hoạch quản lý

Kế hoạch quản lý cũng đã được xây dựng tháng 8/2003 do Birdlife International, phối hợp cùng Ban quản lý VQG với sự tài trợ của Dự án bảo tồn VQG Cát Tiên. Các hoạt động ưu tiên đã được đưa ra:

1.          Duy trì sự nguyên vẹn hệ sinh thái rừng bán thường xanh đất thấp.

2.          Giảm thiểu các xung đột trong việc sử dụng đất bên trong khu bảo tồn.

3.          Xác định ranh giới VQG.

4.          Kiểm soát các hoạt động săn, bẫy các loài động vật.

5.          Kiểm soát tình trạng khai thác quá mức các lâm sản phi gỗ.

6.          Kiểm soát cháy rừng.

7.          Tiến hành các mục tiêu nghiên cứu đa dạng sinh học.

8.          Tăng cường năng lực cho cán bộ VQG.

9.          Trang bị đầy đủ các trang thiết bị, cơ sở hạ tầng cho Ban quản lý.

10.       Tăng cường mối liên kết với chính quyền địa phương cũng như các tổ chức thực thi pháp luật khác.

11.       Tiến hành các chương trình giáo dục nâng cao nhận thức.

12.       Thúc đẩy, thu hút cộng đồng địa phương vào các hoạt động bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.

Sự phù hợp với các tiêu chí VCF

Bù Gia Mập phù hợp với các mục đích đầu tư của VCF do đáp ứng được các tiêu chí A, B và C.

Tiêu chí

Sự phù hợp

AI

SA8 - đồi núi phía tây vùng đất thấp nam Việt Nam

AII

 

BI

Quyết định số 170/TTg, ngày 27/11/02

BII

Vườn Quốc gia

BIII

Chịu sự quản lý của UBND Tỉnh

CI

Ban quản lý đã thành lập

CII

 

Thể hiện các nhu cầu xã hội

Báo cáo thể hiện nhu cầu xã hội được thực hiện vào tháng 8/2003. Bù Gia Mập đáp ứng các tiêu chí A, B và C, khu vực không đáp ứng tiêu chí D do Ban quản lý chưa tiến hành thương lượng, lấy cam kết của cộng đồng địa phương về việc tuân theo các hình thức, mức độ khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong khu bảo tồn thiên nhiên.

Tiêu chí

Sự phù hợp

A

Chủ tịch UBND của tất cả các xã nằm trong vùng đệm và vùng lõi của khu bảo tồn đã tư vấn cho các hoạt động Đánh giá nhu cầu bảo tồn.

B

Dân cư sinh sống trong vùng đệm, vùng lõi và tất cả cộng đồng địa phương đã giúp đỡ, tư vấn cho qua trình Đánh giá nhu cầu bảo tồn.

C

Các kết quả ban đầu về bản Đánh giá nhu cầu bảo tồn đã được gửi lại cho tất cả cộng đồng dân cư trong khu vực. Các kiến nghị của dân cư địa phương cũng đã được đưa vào bản Đánh giá nhu cầu bảo tồn chính thức.

D

 

Tài liệu tham khảo

Anon. (1994) Investment plan for Bu Gia Map Nature Reserve, Phuoc Long district, Song Be province". Song Be: Song Be Provincial People's Committee. In Vietnamese.