Khu BTTN Bình Châu-Phước Bửu
Lịch sử hình thành Thành lập năm 1978 theo Quyết định số 634/UB ngày 6/5/1978 của Chủ tịch UBND Tỉnh Đồng Nai, với tên gọi là Khu Rừng cấm Bình Châu - Phước Bửu. Năm 1986, khu rừng cấm Bình Châu - Phước Bửu được công nhận trong hệ thống các khu rừng đặc dụng của Việt Nam theo Quyết định 194-CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Ngày 10/11/1992, theo quyết định số 1124/QĐ-UBT của UBND Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đề nghị mở rộng khu bảo tồn thiên nhiên bao gồm cả khu vực suối nước nóng, và được đổi tên thành Khu Bình Châu-đầm Nước Sôi. Dự án đầu tư mở rộng khu bảo tồn do Phân viện điều tra Quy hoạch II, TP. Hồ Chí Minh xây dựng. Theo dự án này khu bảo tồn có tổng diện tích 11.293 ha, bao gồm phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 3.995 ha, phân khu phục hồi sinh thái 5.802 ha, phân khu bảo vệ ven biển 730 ha và phân khu hành chính dịch vụ 760 ha. Dự án đầu tư đề nghị lấy lại tên gọi cũ là Bình Châu-Phước Bửu. Ngày 3/4/1993, dự án đầu tư đã được UBND Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phê duyệt (Anon. 1993a). Theo Quyết định số 464/QĐ-UBT ngày 16/08/1996 của UBND Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, ban quản lý khu bảo vệ thành lập năm 1984 nay đổi thành ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên với 55 cán bộ, 8 trạm bảo vệ (Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu, 2003). Khu bảo tồn thiên nhiên hiện thuộc sự quản lý của Sở NN&PTNT Bà Rịa - Vũng Tàu (Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu, 2003). Bình Châu - Phước Bửu có trong danh lục các khu rừng đặc dụng Việt Nam đến năm 2010 được xây dựng bởi Cục kiểm lâm - Bộ NN&PTNT (Cục Kiểm lâm, 2003), với diện tích 11.293 ha, danh lục này hiện chưa được Chính phủ phê duyệt. Địa hình và thủy văn Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu-Phước Bửu thuộc địa phận huyện Xuyên Mộc, phía bắc tiếp giáp với lâm trường Xuyên Mộc, phía đông giáp huyện Hàm Tân và phía tây là đường Tỉnh lộ số 328. Ranh giới phía nam khu bảo tồn dài 12 km chạy sát bờ biển. Khu bảo tồn có 3 cụm đồi thấp: Cụm Hồng Nhung (118 m) ở phía bắc, cụm Hồ Linh (162 m) ở phía nam, và cụm Mo Ong (120 m) ở về phía tây. Có rất ít sông suối trong khu bảo tồn, nhưng lại có một số đầm nước, như đầm Nhom và Tron, hồ Cốc, hồ Linh, và suối nước nóng Bình Châu. Đa dạng sinh học Bình Châu-Phước Bửu là một trong số ít khu vực nằm dọc theo bờ biển Việt Nam có độ che phủ rừng tự nhiên cao. Nguyên nhân chính có thể là do khu vực có điều kiện thời tiết, khí hậu ôn hoà, đặc trưng bởi lượng mưa thấp, mùa khô kéo dài làm cho khu vực không thích hợp cho các vụ mùa canh tác. Diện tích che phủ rừng của khu bảo tồn là 7.224 ha chiếm 64% Diện tích khu bảo tồn, trong đó có 7.117 ha là rừng tự nhiên. Diện tích rừng tụ nhiên đặc trưng với kiểu rừng rụng lá với các loài cây họ Dầu chiếm ưu thế. Trong tháng 3/2000, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật đã tổ chức điều tra khu hệ động vật khu Bình Châu-Phước Bửu. Theo Lê Xuân Cảnh et al. (2000), tại đây đã ghi nhận 49 loài thú, 106 loài chim, 38 loài bò sát và 12 loài ếch nhái. Trong số đó có các loài bị đe dọa tuyệt chủng ở mức toàn cầu như Khỉ mặt đỏ Macaca arctoides, Gà lôi hông tía Lophura diardi và Bồ câu nâu Columba punicea. Các vấn đề về bảo tồn Các đe dọa chính đối với đa dạng sinh học ở khu Bình Châu-Phước Bửu là tình trạng chặt rừng trái phép, ảnh hưởng của hoạt động du lịch và khai thác thuỷ sản. Hiện nay, có 54.761 người sống ở vùng đệm khu bảo tồn (Diện tích 13.849 ha). Các giá trị khác Giá trị kinh tế chủ yếu của khu bảo tồn là du lịch và thuỷ sản. Các chỗ nghỉ cho khách du lịch có quy mô nhỏ đã được xây dựng trong vùng, sự hấp dẫn chủ yếu đối với du khách là suối nước nóng Bình Châu (Storey và Robinson 1995). Các dự án có liên quan Chưa có thông tin. Đánh giá nhu cầu bảo tồn Nhu cầu bảo tồn chưa được đánh giá. Kế hoạch quản lý Khu vực chưa xây dựng được Kế hoạch quản lý. Sự phù hợp với các tiêu chí VCF Bình Châu - Phước Bửu phù hợp để được nhận tài trợ của VCF do đáp ứng các tiêu chí A, B và C.
Thể hiện các nhu cầu xã hội Chưa thực hiện báo cáo thể hiện nhu cầu xã hội.
Tài liệu tham khảo ADB (1999) Draft coastal and marine protected areas plan. Hanoi: Asian Development Bank. Anon. (1993a) "Investment plan for Binh Chau-Phuoc Buu Nature Reserve, Ba Ria-Vung Tau province". Ho Chi Minh City: Ho Chi Minh City Sub-FIPI. In Vietnamese. Anon. (1993b) "Report on silviculture at Binh Chau-Phuoc Buu Nature Reserve, Ba Ria-Vung Tau province". Ho Chi Minh City: Ho Chi Minh City Sub-FIPI. In Vietnamese. Le Dinh Thuy (1999) "Birdlife resources of Ba Ria-Vung Tau province". Lam Nghiep "Vietnam Forest Review" July 1999: 32-33. In Vietnamese. Le Xuan Canh, Hoang Minh Khien, Le Dinh Thuy and Nguyen Van Sang (2000) "Report on the zoological resources (mammals, birds, amphibians and reptiles) of Binh Chau-Phuoc Buu Nature Reserve, Ba Ria-Vung Tau province". Hanoi: Institute of Ecology and Biological Resources. In Vietnamese. Nguyen Bich Thao (1995) "An analysis of the biodiversity of Binh Chau-Phuoc Buu Nature Reserve, Ba Ria-Vung Tau province". Dissertation submitted to Hanoi National University. In Vietnamese. Storey, R. and Robinson, D. (1995) Lonely planet travel survival kit: Vietnam. Third edition. Hawthorn: Lonely Planet Publications. | ||||||||||||||||||||||||||||