Khu BTTN Tây Yên Tử
Lịch sử hình thành Khu BTTN Núi Yên Tử được thành lập theo Quyết định số 194/CT, ngày 09/08/1986 của Chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng với diện tích 3.000 ha tại tỉnh Hà Bắc cũ (hiện nay là tỉnh Bắc Giang) và 2.000 ha tại tỉnh Quảng Ninh (Bộ NN&PTNT, 1997). Kế hoạch đầu tư xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên tại tỉnh Quảng Ninh với tên gọi là Yên Tử được UBND tỉnh phê duyệt năm 1995, Ban Quản lý Khu Bảo tồn Thiên nhiên Yên Tử cũng đã được thành lập. Năm 1996, kế hoạch đầu tư cho khu bảo tồn thiên nhiên nằm trên địa phận tỉnh Bắc Giang (liền kề Khu BTTN Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh) được xây dựng với tên gọi là Tây Yên Tử. Kế hoạch đầu tư này đã được UBND tỉnh phê duyệt, sau đó Ban quản lý đã được thành lập theo Quyết định số 117/QĐ-UB của UBND tỉnh Bắc Giang ngày 22/07/2002. Hiện nay Ban Quản lý Khu Bảo tồn Thiên nhiên Tây Yên Tử có 39 cán bộ và 10 nhân viên hợp đồng, 7 trạm bảo vệ và thuộc sự quản lý của Chi cục Kiểm lâm Bắc Giang (Hoàng Hồng Hải, Giám đốc Khu BTTN Tây Yên Tử, 2003). Theo ông Hoàng Hồng Hải, Giám đốc Khu BTTN Tây Yên Tử (2003), tổng diện tích khu bảo tồn thiên nhiên hiện nay là 16.466 ha gồm hai phân khu; Thanh Lục Sơn và Khe Rỗ. Trước khi được kết hợp với Khu BTTN Tây Yên Tử, Phân khu Khe Rỗ đã được quản lý như một khu bảo tồn thiên nhiên riêng biệt. Do đó, Khe Rỗ đã được xem như là một khu đề xuất bảo tồn thiên nhiên riêng trong lần xuất bản sách thông tin đầu tiên. Tây Yên Tử có trong danh lục các khu rừng đặc dụng Việt Nam đến năm 2010 được xây dựng bởi Cục Kiểm lâm - Bộ NN&PTNT với diện tích 15.411 ha (Cục Kiểm lâm, 2003). Ngoài ra, Phân khu Khe Rỗ cũng đã được liệt kê riêng biệt trong danh lục này với diện tích 5.675 ha (Cục Kiểm lâm, 2003). Danh lục này hiện vẫn chưa được Chính phủ phê duyệt. Địa hình và thủy văn Khu BTTN Tây Yên Tử thuộc địa phận các huyện Sơn Động và Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Tây Yên Tử nằm trên bề mặt phía bắc của dông núi hình thành nên ranh giới giữa hai tỉnh Bắc Giang và Quảng Ninh về phía nam. Phân khu Thanh Lục Sơn nằm trong núi Yên Tử với độ cao 1068 m (đây là đỉnh cao nhất dọc theo dông núi), còn Phân khu Khe Rỗ nằm trong khu vực núi Đà Bắc với độ cao 886 m. Các con suối bắt nguồn từ khu bảo tồn thiên nhiên chảy theo hướng Bắc và đổ ra sông Lục Ngạn. Đa dạng sinh học Các số liệu viễn thám đã cho thấy Tây Yên Tử là một trong những khu vực có diện tích lớn, liền mạch sinh cảnh rừng thường xanh đất thấp phía đông bắc Viêt Nam gồm Khu BTTN Yên Tử ở phía nam, khu đề xuất bảo tồn thiên nhiên Kỳ Thượng về phía đông. Hiện nay kiểu rừng này đang bị thu hẹp nhanh chóng trong hầu hết vùng Đông Bắc Việt Nam. Tây Yên Tử là nơi có khả năng tồn tại các loài động thực vật không tìm thấy ở bất cứ khu vực nào khác trên thế giới. Hiện tại, chưa có các điều tra cụ thể về đa dạng sinh học nào được tiến hành trong khu vực, các kết quả nghiên cứu sơ bộ tại Khu BTTN Yên Tử đã cho thấy Tây Yên Tử có thể là nơi sống của các loài có tầm quan trọng bảo tồn quốc tế và quốc gia như loài Lửng chó Hemigalus owstoni (Phòng Động vật, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, 2000). Các vấn đề về bảo tồn Có rất ít thông tin liên quan đến các vấn đề bảo tồn tại Khu BTTN Tây Yên Tử, hiện nay tổng số có 2.013 nhân khẩu đang sinh sống bên trong khu bảo tồn (Hoàng Hồng Hải, Giám đốc Khu BTTN Tây Yên Tử, 2003). Một trong những mối đe dọa đối với đa dạng sinh học trong khu bảo tồn là tình trạng khai thác gỗ trái phép (Báo Vietnam News, 2000). Các giá trị khác Núi Yên Tử là địa danh nổi tiếng thu hút khách du lịch trong nước do khu vực tồn tại một số chùa chiền nổi tiếng có lịch sử lâu đời. Tuy nhiên, hầu hết các du khách đến tham quan khu vực này đều từ phía tỉnh Quảng Ninh. Các dự án có liên quan Chưa có thông tin. Đánh giá nhu cầu bảo tồn Nhu cầu bảo tồn chưa được đánh giá trong khu vực. Kế hoạch quản lý Kế hoạch quản lý chưa được xây dựng. Sự phù hợp với các tiêu chí VCF Hiện tại, Tây Yên Tử không phù hợp với các mục đích đầu tư của VCF do không có tầm quan trọng Quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học.
Thể hiện các nhu cầu xã hội Các nhu cầu xã hội chưa được đánh giá.
Tài liệu tham khảo Anon. (1999) "A report on the zoological resources of Khe Ro Nature Reserve, Bac Giang province". Xuan Mai: Xuan Mai Forestry College. In Vietnamese. Department of Zoology, IEBR (2000) "Survey of the fauna (mammals, birds, reptiles and amphibians) of Yen Tu mountain". Hanoi: Institute of Ecology and Biological Resources. In Vietnamese. Nguyen Van Sang, Nguyen Quang Truong and Nguyen Truong Son (2000) Preliminary results of the survey on herpetofauna in Yen Tu mountain area. Tap Chi Sinh Hoc "Journal of Biology" 22(15)CD: 11-14. In Vietnamese. Vietnam News (2000) Yen Tu forest destroyed. Vietnam News 15 July 2000. | ||||||||||||||||||||||||||||