Khu Đề xuất BTTN Du Già

Tên khác:

Không có

Tỉnh:

Hà Giang

Diện tích:

24.293 ha

Tọa độ:

22°49' - 22°50' N, 105°03' - 105°22' E

Vùng sinh thái nông nghiệp:

Đông Bắc

Có quyết định của Chính phủ:

Không

Đã thành lập Ban Quản lý:

Đã được xây dựng kế hoạch đầu tư:

Đáp ứng các tiêu chí của VCF:

A, B, C

Đáp ứng các tiêu chí xã hội:

không

Báo cáo đánh giá nhu cầu bảo tồn:

Không

Kế hoạch quản lý:
Không

Đánh giá công cụ theo dõi:

Không

Có bản đồ vùng:

Không


Lịch sử hình thành

Khu Du Già chưa được ghi trong các quyết định của Chính Phủ. Tuy nhiên, ngày 27/3/1993 Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hà Giang đã ra quyết định thành lập 4 khu Rừng đặc dụng của tỉnh, trong đó có khu Du Già (Đinh Văn Mạnh, 1994).

Đầu năm 1994, Phân Viện Điều tra Quy hoạch Rừng Tây Bắc đã xây dụng dự án đầu tư cho khu Du Già. Dự án đã được Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hà Giang phê duyệt theo Công văn số 96/TT/UB, ngày 8/3/1994, và Bộ NN và PTNT cũng đã thẩm định vào ngày 31/3/1994. Sau đó, ngày 24/11/1994, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang đã ra Quyết định số 647/QĐ-UB thành lập Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên (Đinh Văn Mạnh 1994, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Giang, 2000). Hiện tại, ban quản lý khu bảo tồn có 6 cán bộ, 2 trạm bảo vệ và thuộc sự quản lý của Chi cục kiểm lâm tỉnh Hà Giang (Hoàng Ngọc Thực, Trưởng Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Du Già, 2003).

Theo dự án đầu tư, tổng diện tích của khu bảo tồn thiên nhiên đề xuất là 24.293 ha, trong đó diện tích phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 7.652 ha, phân khu phục hồi sinh thái 14.294 ha và phân khu hành chính dịch vụ 2.347 ha. Ngoài ra, dự án đầu tư cũng đã xác định diện tích vùng đệm của khu bảo tồn đề xuất là 19.700 ha, hiện có 14.300 người đang sinh sống. Trong vùng lõi của Khu bảo tồn hiện có 2.320 hộ với 7.500 người dân đang sinh sống (Hoàng Ngọc Thực, Giám đốc Ban quản lý Khu BTTN Du Già, 2003).

Khu đề xuất bảo tồn thiên nhiên Du Già hiện có trong danh lục các khu rừng đặc dụng Việt Nam đến năm 2010 được xây dựng bởi Cục Kiểm lâm - Bộ NN&PTNT với diện tích 24.293 ha (Cục Kiểm lâm, 2003), danh lục này hiện vẫn chưa được Chính phủ phê duyệt.

Địa hình và thủy văn

Khu đề xuất bảo tồn thiên nhiên Du Già nằm trên địa bàn các xã Du Già, huyện Yên Minh, xã Minh Sơn, huyện Bắc Mê và xã Tùng Bá, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.

Khu bảo tồn thiên nhiên đề xuất nằm trong vùng địa hình núi dốc. Độ cao tuyệt đối từ 400 m ở phía nam khu bảo tồn đề xuất đến 2.275 m tại đỉnh Pu Tha Ca. Khu bảo tồn bị cắt đôi bởi một thung lũng chạy dài từ Bắc đến Nam, theo tỉnh lộ 176. Các khu vực cao nhất ở phía tây thung lũng xung quanh núi Pu Tha Ca. Phía đông thung lũng, nhìn chung có độ cao thấp hơn, nhưng cao dần về phía ranh giới tỉnh Cao Bằng và cũng là ranh giới phía đông của khu bảo tồn đề xuất. Về địa chất, đá mẹ trong khu vực chủ yếu là Sa thạch, các khu núi đá vôi có diện tích nhỏ hơn phân bố ở vùng trung tâm và phía đông khu bảo tồn đề xuất.

Trong khu bảo tồn đề xuất có rất nhiều các suối nhỏ chảy theo các sườn dốc của các thung lũng. Hầu hết diện tích khu bảo tồn đề xuất nằm trong vùng phòng hộ đầu nguồn sông Gâm, chỉ có một diện tích nhỏ ở phía tây bắc thuộc lưu vực đầu nguồn sông Lô. Hai con sông này nhập vào nhau tại thị xã Tuyên Quang, sau đó đổ vào sông Hồng tại Thành phố Việt Trì.

Đa dạng sinh học

Khu đề xuất bảo tồn thiên nhiên có các kiểu rừng chính như: rừng nhiệt đới thường xanh trên đất thấp, rừng nhiệt đới thường xanh trên núi thấp và núi trung bình, rừng trên núi đá vôi. Trên các đỉnh núi cao hơn có các khoảnh rừng Pơ-mu Fokienia hodginsii. Dự án đầu tư đã liệt kê 289 loài thực vật, 57 loài thú, 82 loài chim, 18 loài bò sát và 14 loài lưỡng cư có trong khu đề xuất bảo tồn (Đinh Văn Mạnh 1994).

Giữa tháng 3-5 năm 2000, Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hoa kỳ (AMNH) và Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật (IEBR) đã tiến hành điều tra đa dạng sinh học tại khu đề xuất bảo tồn thiên nhiên Du Già. Trong đợt khảo sát, tổng số 61 loài chim đã được ghi nhận trong và xung quanh khu bảo tồn trong đó đáng chú ý là sự có mặt của loài Trèo cây lưng đen Sitta formosa (Vogel et al. 2003). Tháng 5/2002, đã có một cuộc điều tra đa dạng sinh học nữa được tiến hành bởi các nhà khoa học của Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật và Tổ chức BirdLife Quốc tế chương trình Đông Dương. Đợt khảo sát này cũng đã ghi nhận được thêm 55 loài chim nâng tổng số các loài chim được ghi nhận tại khu vực lên 116 loài (Le Manh Hung et al. 2002). Do khu đề xuất bảo tồn thiên nhiên Du Già là nơi cư trú của loài chim đang bị đe dọa toàn cầu Trèo cây lưng đen và nhiều loài giới hạn trong một đơn vị địa sinh học nên đã được công nhận là một trong 63 Vùng Chim Quan trọng tại Việt Nam (Tordoff 2002).

Năm 2001, khu đề xuất bảo tồn thiên nhiên Du Già đã chính thức ghi nhận sự có mặt của quần thể đáng kể loài Voọc Mũi hếch Rhinopithecus avunculus (Theo Lê Khắc Quyết, 2001). Voọc Mũi hếch là loài đặc hữu Bắc Việt Nam, loài này hiện đang bị đe dọa tuyệt chủng trên toàn cầu ở mức "Tối Nguy cấp". Du Già có thể là một trong những khu vực còn tồn tại quần thể lớn nhất của loài này trên thế giới.

Các vấn đề về bảo tồn

Tổng số có 7.500 người đang sinh sống bên trong và 14.300 người sống tại vùng đệm của khu đề xuất bảo tồn (Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Du Già, 2003). Dân cư sinh sống tại đây chủ yếu là các dân tộc H'mông, Tày, Dao và Kinh. Bình quân các hộ sống trong khu đề xuất bảo tồn mỗi năm thiếu ăn khoảng 3 tháng. Vấn đề thiếu lương thực cùng với tình trạng dân trí thấp, kinh tế kém phát triển có thể là nguyên nhân dẫn đến các hoạt động khai thác trái phép nguồn tài nguyên rừng (Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Giang, 2000).

Các giá trị khác

Rừng trong Khu bảo tồn thiên nhiên đề xuất Du Già đóng một vai trò quan trọng trong phòng hộ đầu nguồn sông Gâm và một phần đầu nguồn sông Lô.

Các dự án có liên quan

Chưa có thông tin

Đánh giá nhu cầu bảo tồn

Nhu cầu bảo tồn chưa được tiến hành đánh giá.

Kế hoạch quản lý

Kế hoạch quản lý chưa được xây dựng.

Sự phù hợp với các tiêu chí VCF

Du Già phù hợp với các mục đích đầu tư của VCF do đáp ứng được các tiêu chí A, B, C.

Tiêu chí

Sự phù hợp

AI

NH2 - Vùng núi đá vôi Bắc Bộ

AII

VN055 - Du Già

BI

Đề xuất rừng đặc dụng

BII

Bảo tồn thiên nhiên

BIII

Chịu sự quản lý của UBND tỉnh

CI

Ban quản lý đã thành lập

CII

 

Thể hiện các nhu cầu xã hội

Chưa có báo cáo thể hiện nhu cầu xã hội.

Tiêu chí

Sự phù hợp

A

 

B

 

C

 

D

 

Tài liệu tham khảo

Anon. (undated) "Du Gia Nature Reserve, Ha Giang province". Unpublished report. In Vietnamese.

Dinh Van Manh (1994) "Investment plan for Du Gia Nature Reserve, Ha Giang province". Hanoi: Forest Inventory and Planning Institute. In Vietnamese.

Le Manh Hung, Tran Thieu Du and Vu Huu Trac (2002) A rapid field survey of Xin Man and Yen Minh districts, Ha Giang province, Vietnam. Unpublished report to the BirdLife International Vietnam Programme and the Institute of Ecology and Biological Resources.

Le Manh Hung, Tran Thieu Du and Vu Huu Trac (2002) "A rapid field survey of Xin Man and Yen Minh districts, Ha Giang province, Vietnam. Unpublished report to the BirdLife International Vietnam Programme and the Institute of Ecology and Biological Resources. In Vietnamese.

Tordoff, A. W. ed. (2002) Directory of important bird areas in Vietnam: key sites for conservation. Hanoi: BirdLife International in Indochina and the Institute of Ecology and Biological Resources.

Vogel, C. J., Sweet, P. R., Le Manh Hung and Hurley, M. M. (2003) Ornithological records from Ha Giang province, north-east Vietnam, during March-June 2000. Forktail 19: 21-30.