Khu Đề xuất BTTN Tiên Lãng

Tên khác:

Cửa sông Thái Bình và Văn Úc

Tỉnh:

Hải Phòng

Diện tích:

5.000 ha

Tọa độ:

20°37' - 20°41' N, 106°36' - 106°42' E

Vùng sinh thái nông nghiệp:

Đồng bằng Sông Hồng

Có quyết định của Chính phủ:

Chưa

Đã thành lập Ban Quản lý:

Chưa thành lập

Đã được xây dựng kế hoạch đầu tư:

Không

Đáp ứng các tiêu chí của VCF:

A, B

Đáp ứng các tiêu chí xã hội:

Không

Báo cáo đánh giá nhu cầu bảo tồn:

Không

Kế hoạch quản lý:

Không

Đánh giá công cụ theo dõi:

Không

Có bản đồ vùng:

Không


Lịch sử hình thành

Chương trình BirdLife Quốc tế tại Việt nam và Viện Điều tra Qui hoạch Rừng (FIPI) năm 1996 đã nghiên cứu vùng cửa sông Thái Bình thuộc hai huyện Thái Thụy (tỉnh Thái Bình), Tiên Lãng (Thành phố Hải Phòng) và cửa sông Văn Úc (Thành phố Hải Phòng) dã đưa ra đánh giá đây là những điểm đất ngập nước quan trọng đối với công tác bảo tồn đa dạng sinh học ở vùng ven biển đồng bằng Bắc Bộ. Cũng theo kết quả nghiên cứu trên, hai tổ chức đã đề xuất thành lập một khu bảo tồn mở rộng từ cửa sông Diêm Điền ở tỉnh Thái Bình đến sông Văn Úc ở Thành phố Hải Phòng, bao gồm ba điểm quan trọng nêu trên (Pederson và Nguyễn Huy Thắng, 1996).

Năm 1996, Uỷ ban Nhân dân huyện Thái Thụy đã đề xuất thành lập khu bảo tồn thiên nhiên cửa sông Thái Bình, huyện Thái Thụy (Nguyễn Huy Thắng et al. 2000), và tháng 7/1997, dự án đầu tư khu bảo tồn Thái Thụy được soạn thảo. Theo dự án đầu tư phạm vi khu bảo tồn bao gồm toàn bộ vùng bờ biển của huyện Thái Thụy (Anon. 1997). Do đó khu đề xuất bảo tồn thiên nhiên Tiên Lãng có thể chỉ bao gồm vùng biển của huyện Tiên Lãng, Thành phố Hải Phòng.

Ranh giới chính xác của khu đề xuất bảo tồn thiên nhiên Tiên Lãng hiện vẫn chưa được xác định rõ ràng, diện tích khu vực xấp xỉ 5.000 ha (Tordoff 2002). Kế hoạch đầu tư vẫn chưa được xây dựng và Tiên Lãng cũng không có trong danh lục các khu rừng đặc dụng Việt Nam đến năm 2010 được xây dựng bởi Cục Kiểm lâm - Bộ NN&PTNT (Cục Kiểm lâm, 2003). Khu vực hiện thuộc sự quản lý của UBND huyện Tiên Lãng (Viện Điều tra Quy hoạch Rừng, 1998).

Địa hình và thủy văn

Khu đề xuất bảo tồn thiên nhiên Tiên Lãng với khoảng 13 km dài dọc theo bờ biển. Khu vực giáp với cửa sông Văn Úc về phía bắc và cửa sông Thái Bình về phía nam.

Đa dạng sinh học

Bờ biển của khu đề xuất bảo tồn thiên nhiên Tiên Lãng có nhiều kiểu sinh cảnh, bao gồm bãi cát ngập triều, ao nuôi trồng thuỷ sản, cồn cát và bãi bồi ngập triều. Một số cồn cát đã được trồng các cây ngoại lai như Phi lao Casuarina equisetifolia. Khu vực này có 150 ha ao nuôi trồng thuỷ sản, 50 ha rừng ngập mặn ở phía nam cửa Văn Úc, ước tính tuổi của rừng ngập mặn khoảng hơn 100 năm tuổi. Rừng ngập mặn già ưu thế bởi loài Bần Sonneratia caseolaris và xen với các loài Trang Kandelia candel, Sú Aegiceras corniculatum và Ô rô Acanthus ilicifolius. Hầu hết rừng ngập mặn già phát triển trong các đầm nuôi trồng thuỷ sản (Pederson và Nguyễn Huy Thắng, 1996).

Ba loài chim bị đe dọa toàn cầu hoặc gần bị đe dọa đã quan sát thấy ở khu vực: Cò mỏ thìa Platalea minor, Mòng bể mỏ ngắn Larus saundersi và Quắm đầu đen Threskiornis melanocephalus (Pederson và Nguyễn Huy Thắng 1996, Pederson et al. 1998). Năm 1996, 16 con Cò mỏ thìa và 30 con Mòng bể mỏ ngắn là số lượng lớn nhất đã được ghi nhận tại đây (Pedersen và Nguyễn Huy Thắng 1996). Ngoài ra, tại khu vực đã từng ghi nhận được hơn 1% tổng quần thể trên thế giới của loài Choắt chân đỏ Tringa erythropus trên tuyến đường di cư Đông Á - Châu Úc (Pedersen và Nguyễn Huy Thắng, 1996), vì vậy, Tiên Lãng đã được công nhận là một trong số các Vùng Chim Quan trọng của Việt Nam (Tordoff, 2002).

Các vấn đề về bảo tồn

Việc cô lập các vùng rừng ngập mặn trong các ao nuôi trồng thuỷ sản và chặt rừng lấy củi đun là đe dọa lớn nhất đối với rừng ngập mặn cao tuổi ở khu vực. Sử dụng súng hơi, súng săn và lưới mờ săn bẫy chim đã quan sát thấy ở đây trong quá trình khảo sát (Pederson và Nguyễn Huy Thắng, 1996).

Các giá trị khác

Một số hoạt động kinh tế đã tiến hành ở khu đề xuất bảo tồn bao gồm nuôi trồng thuỷ sản, thu thập các sản phẩm như cua biển, ốc biển và các hải sản khác, đánh cá gần bờ và chăn thả gia súc, gia cầm. Rừng ngập mặn trưởng thành ở khu vực có giá trị tiềm năng văn hoá và giáo dục (Pedersen và Nguyễn Huy Thắng, 1996).

Các dự án có liên quan

Trước năm 1996, dự án trồng rừng ngập mặn đã được thực hiện bởi ACTMANG, đã trồng được 50 ha Trang Kandelia candel ở bãi bồi ngập triều và xây dựng một vườn ươm Bần Sonneratia caseolaris (Pedersen và Nguyễn Huy Thắng, 1996).

Đánh giá nhu cầu bảo tồn

Nhu cầu bảo tồn chưa được đánh giá.

Kế hoạch quản lý

Khu vực chưa xây dựng được kế hoạch quản lý.

Sự phù hợp với các tiêu chí VCF

Tiên Lãng hiện không phù hợp để nhận tài trợ của VCF do khu vực không có các biện pháp quản lý bảo tồn thích hợp.

Tiêu chí

Sự phù hợp

AI

 

AII

VN015 - Tiên Lãng

BI

Đề xuất rừng đặc dụng

BII

Bảo tồn thiên nhiên

BIII

Thuộc sự quản lý của UBND tỉnh

CI

 

CII

 

Thể hiện các nhu cầu xã hội

Chưa có báo cáo thể hiện nhu cầu xã hội.

Tiêu chí

Sự phù hợp

A

 

B

 

C

 

D

 

Tài liệu tham khảo

Anon. (1997) "Investment plan for Thai Thuy Wetland Nature Reserve, Thai Binh province". Hanoi: Forest Inventory and Planning Institute. In Vietnamese.

FIPI (1998) "Database for establishment of a wetland protected areas network in Vietnam". Hanoi: Forest Inventory and Planning Institute. In Vietnamese.

Le Dien Duc (1992) Final report on monitoring of hunting pressure on waterbirds on the Red River Delta, Vietnam. Unpublished report to Asian Wetlands Bureau.

Nguyen Huy Thang, Vu Van Dung, Nguyen Huy Dung and Ho Manh Tuong (2000) Information sheet on Ramsar wetlands: Thai Thuy wetland, Thai Thuy district, Thai Binh province, Vietnam. Hanoi: Forest Inventory and Planning Institute.

Pedersen, A. and Nguyen Huy Thang (1996) The conservation of key coastal wetland sites in the Red River Delta. Hanoi: BirdLife International Vietnam Programme.

Pedersen, A., Nielsen, S. S., Le Dien Thuy and Le Trong Trai (1998) The status and conservation of threatened and near-threatened species of birds in the Red River Delta, Vietnam. Bird Conservation International 8(1): 31-51.

Tordoff, A. W. ed. (2002) Directory of important bird areas in Vietnam: key sites for conservation. Hanoi: BirdLife International in Indochina and the Institute of Ecology and Biological Resources.


Click here to download pdf file