Vườn Quốc gia Tràm Chim
Lịch sử hình thành Năm 1986, Tràm Chim được Uỷ ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp chọn làm "Khu bảo tồn Sếu cổ trụi", nhằm bảo bảo vệ loài Sếu cổ trụi Grus antigone (Buckton et al. 1999). Vào giữa tháng 5 năm 1991 và tháng 12 năm 1992, dự án đầu tư cho khu bảo tồn thiên nhiên Tràm Chim được Phân viện Điều tra Quy hoạch Rừng II, (Thành phố Hồ Chí Minh) xây dựng (Anon. 1993a). Ngày 2/2/1994, theo Quyết định số 47/TTg của Thủ tướng Chính phủ kèm theo thông tư số 4991/KGVX, Khu Bảo tồn Thiên nhiên Tràm Chim chính thức được thành lập với diện tích 7.500 ha, với tên gọi là Tràm Chim Tam Nông (Bộ NN&PTNT, 1997, Phạm Trọng Thịnh và Nguyễn Chí Thành, 2000). Tháng 9 năm 1998, dự án đầu tư của khu bảo tồn thiên nhiên Tràm Chim được Phân viện Điều tra Quy hoạch Rừng II Thành phố Hồ Chí Minh chỉnh sửa theo đó diện tích khu bảo tồn là 7.588 ha, bao gồm phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là 6.889 ha, phân khu phục hồi sinh thái là 653 ha và phân khu hành chính dịch vụ là 46 ha (Phạm Trọng Thịnh, 1998). Sau đó, Tràm Chim được chuyển thành Vườn Quốc gia theo Quyết định số 253/1998/QĐ-TTg, ngày 29/12/1998, của Thủ tướng Chính phủ. Ban quản lý VQG Tràm Chim đã được thành lập và hiện có 31 cán bộ biên chế và hợp đồng dài hạn, 41 cán bộ hợp đồng thời vụ. VQG Tràm Chim có trong danh lục các khu rừng đặc dụng Việt Nam đến năm 2010 được xây dựng bởi Cục Kiểm lâm - Bộ NN&PTNT với diện tích 7.588 ha (Cục Kiểm lâm, 2003), danh lục này hiện vẫn chưa được Chính phủ phê duyệt. Địa hình và thủy văn VQG Tràm Chim là một trong trong số ít những nơi còn lưu giữ những mẫu cuối cùng của hệ sinh thái Đồng Tháp Mười trước đây từng chiếm đến 700.000 ha diện tích của các tỉnh Đồng Tháp, Long An và Tiền Giang (Buckton et al. 1999). Vườn quốc gia nằm cách sông Mê Kông 19 km về phía đông, có độ cao so với mực nước biển 1m. Địa hình bằng phẳng, cao dần về phía đông. Xưa kia, nơi đây có nhiều sông suối tự nhiên chảy từ tây sang đông, dẫn nguồn nước từ sông Mê Kông vào vùng Đồng Tháp Mười. Ngày nay hệ thống sông suối đó đã bị thay thế bằng hệ thống kênh rạch nhân tạo, một số chảy xuyên qua vườn quốc gia (Phạm Trọng Thịnh, 1998). Trước khi bị kênh mương hoá, Đồng Tháp Mười là vùng bị ngập lũ theo mùa với mức nước ổn định trong cả thời gian dài đến 7 tháng hàng năm. Từ khi hệ thống kênh mương phát triển, nước lũ thoát nhanh và vườn quốc gia hàng năm chỉ ngập lũ khoảng dưới 6 tháng. Mực nước trong các kênh bắt đầu dâng lên từ tháng 6, khi mùa mưa bắt đầu. Vào giữa tháng 9 và tháng 12, mực nước trong vườn quốc gia từ 2-4 mét, đỉnh lũ cao nhất là vào tháng 10 (Phạm Trọng Thịnh, 1998). Từ giữa năm 1980 đến nay đã có 53 km đê bao được đắp xung quanh Vườn nhằm mục đích lâu dài là ngăn cản lũ tràn vào bên trong và điều chỉnh mức nước trong mùa khô. Vườn quốc gia được chia thành 5 tiểu khu ngăn cách bởi các kênh và việc quản lý mức nước ở mỗi kênh đó đều được tiến hành độc lập nhau (Phạm Trọng Thịnh, 1998). Đa dạng sinh học VQG Tràm Chim rất đa dạng về các kiểu thảm thực vật bao gồm đồng cỏ ngập nước theo mùa, rừng tràm tái sinh và các đầm nước trống. Tràm Melaleuca sp. phân bố rộng khắp trong Vườn quốc gia, bao gồm các khu tràm trồng và tràm mọc rải rác xen lẫn trong các trảng cỏ và đầm nước. Tại Tràm Chim có 5 quần xã cỏ dại chính, trong số đó có quần xã ưu thế bởi Năng ngọt Eleocharis dulcis và Lúa ma Oryza rufipogon là có ý nghĩa bảo tồn lớn hơn cả. Tràm Chim là một trong số ít khu vực ở vùng Đồng Tháp Mười có các quần xã này còn tồn tại ở diện rộng, do đó, đây là một trong những nơi quan trọng nhất đối với việc bảo vệ loài Lúa ma. Các quần xã cỏ khác có ưu thế bởi các loài cỏ lác như Eleocharis ochrostachys, Panicum repens, Ischaemum rugosum và Vossia cuspidata. Dạng thảm thực vật nổi quan trọng khác là đầm sen với các loài ưu thế là Sen Nelumbo nucifera và các loài súng Nymphaea nouchali, N. pubescens và N. tetragona (Buckton et al. 1999). Khu vực ghi nhận số lượng đáng kể các quần thể chim nước lớn di cư, trú đông trong suốt mùa đông. Đặc biệt quan trọng là quần thể của phân loài Sếu cổ trụi đặc hữu G. a. sharpii, thường thường xuyên di trú đến kiếm ăn trong vườn vào mùa khô. Từ năm 1989 đến 1999, số lượng tối đa Sếu cổ trụi tại khu vực dao động trong khoảng từ 187 đến 814 cá thể, trung bình hàng năm ghi nhận 496 cá thể (BirdLife International, 2001). Tuy nhiên năm 2001, số lượng Sếu đã giảm xuống chỉ còn 50 cá thể trong khi số lượng loài này lại tăng đáng kể tại khu đề xuất bảo tồn thiên nhiên Kiên Lương phía tây nam của Tràm Chim. Mùa khô năm 2002, số lượng Sếu tại Tràm Chim lại tiếp tục giảm xuống chỉ còn 19 cá thể trong khi số lượng Sếu tại Kiên Lương lại tiếp tục tăng. Có giả thiết cho rằng việc giảm số lượng Sếu cổ trụi tại Tràm Chim không phải là do số lượng quần thể giảm mà là do chúng chuyển địa điểm trú đông trong mùa khô từ Tràm Chim sang Kiên Lương trong 2 năm 2001 - 2002. Cùng với Sếu cổ trụi, một số loài chim bị đe dọa tuyệt chủng trên toàn cầu cũng tìm thấy tại VQG Tràm Chim như Ô tác Houbaropsis bengalensis. Hiện trạng của loài chim chuyên gia đồng cỏ Ô tác tại Tràm Chim chưa được nghiên cứu đầy đủ, nhưng đây là loài chim rời khỏi vùng ngập lũ lớn trong cả thời kỳ cuối mùa mưa. Người dân trong vùng cho rằng loài này sinh sản tại đây và họ đã tìm thấy hai trứng và chim non, tuy nhiên cần phải xác minh lại nguồn tin này. Một số loài chim đang hoặc sắp bị đe dọa tuyệt chủng trên toàn cầu khác được ghi nhận tại Tràm Chim như Điềng điễng Anhinga melanogaster, Già đẫy nhỏ Leptoptilos javanicus, Giang Sen Mycteria leucocephala và Rồng rộc vàng Ploceus hypoxanthus (Tordoff, 2002). Ngoài ra, còn có một số loài chim nước đáng chú ý khác đã ghi nhận ở Tràm Chim như Le khoang cổ Nettapus coromandelianus, Nhát hoa Rostratula benghalensis và Gà lôi nước Hydrophasianus chirurgus (Buckton et al. 1999). Do có tầm quan trọng Quốc tế trong công tác bảo tồn các loài chim, Tràm Chim đã được công nhận là một trong số các vùng chim quan trọng của Việt Nam (Tordoff, 2002). Các vấn đề về bảo tồn Tràm Chim hiện tại là Vườn Quốc gia, vì vậy yêu cầu về bảo vệ rất cao trước nhiều mối đe dọa mà nó đang phải đối mặt. Ở đây thường xuyên có sự xâm nhập trái phép của người dân địa phương vào trong vườn để săn bắt và lấy củi, đây là vấn đề chính mà công tác bảo vệ cần quan tâm. Đồng thời, xung quanh Vườn là khu vực trồng lúa nước, các hoạt động sử dụng đất không bền vững bên ngoài vườn cũng gây ra các ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái đất ngập nước của vườn như gây ô nhiễm và làm thay đổi các mực nước tự nhiên (Buckton et al. 1999). Trong năm 2000, Ban Quản lý VQG đã có kế hoạch xây dựng 6 kênh bên trong vườn với mục đích phòng chống cháy. Các kênh này sẽ chia VQG thành 8 khu vực nhỏ và làm thay đổi chế độ thuỷ văn, dẫn đến sự thay đổi các sinh cảnh tự nhiên. Thêm vào đó, việc xây dựng thêm hệ thống kênh sẽ làm tăng mức độ nhiễu loạn và tạo thêm điều kiện cho người dân xâm nhập vào vườn dễ dàng. Đến nay ngoại trừ 2 kênh đã được hoàn thành, việc đào các kênh khác đã bị ngừng lại sau khi có phản ứng của các cơ quan bảo tồn. Việc xây dựng các con kênh có lẽ là mối đe dọa lớn nhất đối với quần thể Sếu cổ trụi tại VQG Tràm Chim. Nhân tố quan trọng nhất để duy trì các sinh cảnh phù hợp cho loài này là việc điều chỉnh mức nước cho thích hợp. Năm 2000, kế hoạch rút một phần nước đã được thực hiện và trong năm 2001, Vườn đã triển khai rút toàn bộ nước ra khỏi khu vực, kết quả đã cho thấy hàng loạt các thảm thực vật tự nhiên đã phục hồi trở lại (J. Barzen in litt. 2001). Hy vọng rằng, với việc điều chỉnh lượng nước thích hợp, quần thể Sếu cổ trụi tại Tràm Chim sẽ tăng trong thời gian tới. Tràm Chim đáp ứng được các tiêu chí để được lựa chọn đề cử là vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế theo Công ước Ramsar. Năm 2000, Phân Viện Điều tra Quy hoạch Rừng II, Tp. Hồ Chí Minh đã hoàn tất phiếu thông tin Ramsar cho VQG Tràm Chim, là bước đầu cho việc đề cử Tràm Chim thành khu Ramsar (Phạm Trọng Thịnh và Nguyễn Chí Thành, 2000). Các giá trị khác VQG Tràm Chim là nơi lưu trữ nguồn nước trong thời gian lũ và giữ cho lũ thoát ra một cách chạm chạp. Bằng cách đó nó sẽ giúp làm giảm nhẹ ảnh hưởng xấu của lũ đối với các vùng đất nông nghiệp xung quanh (Phạm Trọng Thịnh và Nguyễn Chí Thành, 2000). VQG Tràm Chim còn là một trong những nơi đã phát triển tốt và nổi tiếng về du lịch sinh thái ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tại vườn đã có khá đủ phương tiện cơ bản nhằm phục vụ du lịch và hàng năm đã tiếp nhận nhiều khách tham quan. Tuy nhiên, việc suy giảm quần thể Sếu cổ trụi là đối tượng thu hút khách du lịch chính đã làm giảm lượng khách tham quan trong năm qua (Vietnam News 2003b). Các dự án có liên quan Tố chức Sếu Quốc tế (ICF) đã có các hoạt động tại Tràm Chim từ năm 1988. Trong quá trình đó, ICF đã cùng hợp tác với Ban quản lý Vườn phát triển dự án quản lý khu Tràm Chim. Tràm Chim là một trong những khu vực điểm của dự án có tên "Bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học vùng hạ lưu sông Mê Kông, giai đoạn 1". Chương trình này đang được IUCN, UB sông Mê Kông và UNDP triển khai thực hiện với sự tài trợ của UNDP/ GEF và SIDA. Mục đích là giúp các nước ở hạ lưu sông Mê Kông vươn tới những tiếp cận mới trong việc kết hợp bảo vệ và sử dụng bền vững đa dạng sinh học đất ngập nước với phát triển kinh tế. Vườn Quốc gia Tràm Chim là một trong các điểm trình diễn dự án này và chủ yếu tập trung vào lĩnh vực du lịch sinh thái. Chương trình 661 Quốc gia hiện đang tài trợ cho các hoạt động liên quan đến Lâm nghiệp tại khu vực. Đánh giá nhu cầu bảo tồn Nhu cầu bảo tồn chưa được đánh giá. Kế hoạch quản lý Khu vực chưa xây dựng được kế hoạch quản lý. Sự phù hợp với các tiêu chí VCF Tràm Chim phù hợp để được nhận tài trợ VCF do đáp ứng được các tiêu chí A, B và C.
Thể hiện các nhu cầu xã hội Chưa có báo cáo thể hiện nhu cầu xã hội.
Tài liệu tham khảo Anon. (1989) Organised trip to Tram Chim Sarus Crane Reserve in 1989. Garrulax 5: 10. Anon. (1993a) "Investment plan for Tram Chim Nature Reserve". Cao Lanh: Dong Thap Provincial People's Committee. In Vietnamese. Anon. (1993b) Avifauna sighted at the Tram Chim Eastern Sarus Crane Reserve, Tam Nong, Viet Nam, 1988-1993. Unpublished list of birds compiled by the International Crane Foundation. Anon. (2000) Tram Chim National Park under threat. World Birdwatch March 2000. Anon. (2001) "Tram Chim National Park". Tourism brochure produced by Tram Chim National Park Management Board. In Vietnamese. Archibald, G. (1990) Observations of the Bengal Florican in Vietnam. Unpublished report to the International Crane Foundation. Buckton, S. T., Nguyen Cu, Ha Quy Quynh and Nguyen Duc Tu (1999) The conservation of key wetland sites in the Mekong Delta. Hanoi: BirdLife International Vietnam Programme. Buckton, S. T., Nguyen Cu, Ha Quy Quynh and Nguyen Duc Tu (2000) "The conservation of key wetland sites in the Mekong Delta". Hanoi: BirdLife International Vietnam Programme. In Vietnamese. D'Cruz, R. (2000) Strengthening of the environmental management authority of Vietnam (SEMA): designation of Tram Chim National Park and Thai Thuy wetland to the list of wetlands of international importance (Ramsar list). Unpublished report to the Ramsar Bureau. Duong Van Ni, Nguyen Trung Cang and Vo-Tong Xuan (1999) "Investigation of potential for sustainable development in buffer zone communities around Tram Chim National Park, Tam Nong district, Dong Thap province". Unpublished report to Mekong Delta Farming Systems Research and Development Institute, Can Tho University. In Vietnamese. Eames, J. C. (1996) "Status of Bengal Florican in wet grassland areas of Vietnam and Cambodia". Tap Chi Hoat Dong Khoa Hoc "Journal of Science" 7: 29-31. In Vietnamese. Ha Noi Moi (2001) "Sarus Cranes have returned to Tram Chim-Tam Nong National Park". Ha Noi Moi "New Hanoi", 19 March 2001. In Vietnamese. Hoang Van Thang, Truong Quang Tam and Nguyen Phi Nga (1998) Flora and fauna of Tram Chim, 1998. Unpublished report to WWF Indochina Programme and SIERES. Lao Dong (2001) "Sarus Crane - the symbol of Tram Chim National Park". Lao Dong "Labour" 4 August 2001. In Vietnamese. Lao Dong Tre (2001) "Springtime at Tram Chim brings a thousand flying crane wings". Lao Dong Tre "Young Labour" 8-26 March 2001. In Vietnamese. Le Dien Duc (1987) Information about Sarus Cranes in Indochina. Garrulax 3: 5. Le Xuan Sinh and Le Hoang Viet (1993) The economical-technical justification of Tram Chim National Wetland Reserve of Vietnam: the summary paper. Can Tho: College of Agriculture, Can Tho University. Morris, G. E. (1988) Tram Chim Reserve, Dong Thap Muoi. Garrulax 4: 13. Patzwahl, S. (1992) Progress at Tram Chim Sarus Crane Reserve. Garrulax 9: 8. Pham Trong Thinh (1996) "Some lines on the natural wetland conservation area of Tram Chim". Tap Chi Hoat Dong Khoa Hoc "Journal of Science" 7: 18-19. In Vietnamese. Pham Trong Thinh (1998) "Investment plan for upgrading Tram Chim Nature Reserve to national park status". Ho Chi Minh City: Ho Chi Minh City Sub-FIPI. In Vietnamese. Pham Trong Thinh and Nguyen Chi Thanh (2000) Information sheet on Ramsar wetlands Tram Chim National Park, Tam Nong district, Dong Thap province. Ho Chi Minh City: Dong Thap Provincial Department of Science, Technology and the Environment and Ho Chi Minh City Sub-FIPI. Phung Trung Ngan (1990) Vegetation of Tam Nong district with special reference to the Tram Chim area. Garrulax 6: 3. In English. Safford, R. J., Duong Van Ni, Maltby, E. and Vo-Tong Xuan (1997) "Towards sustainable management of Tram Chim National Reserve, Vietnam: proceedings of a workshop on balancing economic development with environmental conservation". London: Royal Holloway Institute for Environmental Research. In Vietnamese. Safford, R. J., Duong Van Ni, Maltby, E. and Vo-Tong Xuan eds. (1997) Towards sustainable management of Tram Chim National Reserve, Vietnam: proceedings of a workshop on balancing economic development with environmental conservation. London: Royal Holloway Institute for Environmental Research. Scott, D. A. (1989) A directory of Asian wetlands. Gland: IUCN. Spencer, J. (1994) Understanding crane preservation in Tam Nong, Vietnam. TRI News, Autumn 1994: 55-58. Tordoff, A. W. ed. (2002) Directory of important bird areas in Vietnam: key sites for conservation. Hanoi: BirdLife International in Indochina and the Institute of Ecology and Biological Resources. Vietnam News (2001) Crane population halves at Tram Chim national sanctuary. Vietnam News 17 February 2001. Vietnam News (2002) Booming shrimp farms imperil rare Sarus Cranes. Vietnam News 30 March 2002. Vietnam News (2003a) Poor food resources drive rare Sarus Cranes away. Vietnam News 28 May 2003. Vietnam News (2003b) Rare cranes face extinction from loggers, shrimp farms, toxic plant. Vietnam News 8 August 2003.
| ||||||||||||||||||||||||||||