Khu BTTN Đầm Dơi
Lịch sử hình thành Sân chim Đầm Dơi cùng với các Sân chim Chà Là và Bạc Liêu (có phiếu thông tin riêng) được quyết định là rừng đặc dụng theo Quyết định 194/CT, ngày 09/08/1986, của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, với diện tích 500 ha (Bộ Nông nghiệp & PTNT 1997). Từ năm 1978, Chi cục Kiểm lâm Tỉnh Minh Hải là cơ quan quản lý khu vực này. Năm 1992, Viện điều tra Quy hoạch Rừng đã tổ chức một đợt khảo sát khu vực Đầm Dơi (đỗ Tước et al. 1992) và kiến nghị xây dựng dự án đầu tư cho khu bảo tồn thiên nhiên (trong giai đoạn đến năm 2000) với diện tích 132 ha. Hiện nay, sân chim Đầm Dơi nằm dưới sự quản lý của Lâm nông trường Đầm Dơi, trụ sở của khu bảo tồn là một trạm bảo vệ gồm 3 cán bộ (Chi cục kiểm lâm Cà Mau, 2003). Khu bảo tồn thiên nhiên Đầm Dơi không có trong danh lục các khu rừng đặc dụng Việt Nam đến năm 2010 được xây dựng bởi Cục Kiểm lâm - Bộ NN và PTNT (Cục Kiểm lâm, 2003). Địa hình và thủy văn Khu bảo tồn thiên nhiên Đầm Dơi là một vùng đất ngập triều nằm dọc sông Đầm Dơi tại vùng ven biển châu thổ sông Mê Kông. Trước đây, khu vực trong bao gồm rừng ngập mặn và các bãi bồi được tưới tiêu bởi hệ thống các kênh đào. Từ năm 1994-1995, tất cả các bãi bồi và các kênh đào được chuyển đổi thành các đầm nuôi tôm. Các đầm tôm đã ngăn nước mặn dẫn đến khu vực, đồng thời mức nước trong các con kênh đào bị rút xuống. Đa dạng sinh học Diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên Đầm Dơi là 132 ha, bao gồm 43 ha rừng ngập mặn trồng, 21 ha rừng ngập mặn tự nhiên và 12 ha đất trống cây bụi. Các kênh đào và các đầm nuôi tôm có diện tích khoảng hơn 38 ha. Các loài thực vật ưu thế trong rừng ngập mặn tự nhiên là Choại Stenochloena palustris, Giá Excoecaria agallocha, Xương cá Xylocarpus sessilis, Cóc kèn Derris trifolia, Bần trứng Sonneratia ovata, Bần chua S. caseolaris và Mắm trắng Avicennia alba. Hiện đã có 61 loài thực vật đã được phát hiện trong khu bảo tồn. Hệ động vật ở Khu bảo tồn thiên nhiên Đầm Dơi đã ghi nhận được 16 loài thú, 116 loài chim. Trước đây, trong khu vực có tới 15 loài chim được ghi trong Sách đỏ Việt Nam hoặc Sách đỏ Thế Giới, đó là: Cốc đế Phalacrocorax carbo, Quắm đầu đen Threskiornis melanocephalus, Quắm cánh xanh Pseudibis davisoni và Giang sen Mycteria leucocephala (Hoàng Cường 1993). Khu hệ chim ở Đầm Dơi hiện đã suy giảm mạnh trong hai thập kỷ qua. Năm 1981, ước tính khoảng 100,000 con chim đã được quan sát ở Đầm Dơi, nhưng số lượng đó giảm xuống chỉ còn 200 con năm 1995. Năm 1999, theo đoàn khảo sát thực địa của Chương trình BirdLife Quốc tế tại Việt Nam và Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật thì trong khu vực chỉ còn một loài chim quý hiếm bị đe dọa ở mức quốc gia, đó là Le khoang cổ Nettapus coromandelianus. Trong đợt khảo sát đó cũng chỉ gặp 2 tổ chim của loài này (Nguyễn Cử, 2000). Các vấn đề về bảo tồn Hai mươi năm trước đây, Đầm Dơi là một sân chim lớn nhất về số lượng cá thể ở đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, những năm gần đây số lượng chim giảm đi đáng kể do sinh cảnh tự nhiên trong vùng có những thay đổi đột ngột (Đặng Trung Tấn 1998). Hệ thống các đầm nuôi tôm được hình thành ảnh hưởng đến sự thoát nước ở các bãi bồi, nước giảm độ mặn, các tác nhân này cộng với những tác động của cơn bão Linda năm 1995 làm cho rừng ngập mặn tự nhiên bị giảm sút, toàn bộ các cây gỗ lớn đã bị chết (Đặng Trung Tấn 1998). Trong khu vực này không còn sinh cảnh phù hợp đối với các loài chim nước. Tuy nhiên, hiện nay cán bộ của khu bảo tồn đang cố gắng tiến hành các hoạt động bảo vệ và phục hồi lại rừng với sự hỗ trợ của Chi cục Kiểm lâm và chính quyền địa phương. Các giá trị khác Đầm Dơi là một khu vực quan trọng trong việc phát triển kinh tế thuỷ sản, đặc biệt là phát triển nuôi tôm. Các dự án có liên quan Năm 1992, bằng nguồn tài chính của Chính phủ, Viện điều tra Quy hoạch Rừng và Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật đã tiến hành khảo sát khu vực và có những khuyến cáo về quản lý cho giai đoạn đến năm 2000. Năm 1998, Uỷ ban nhân dân Tỉnh Cà Mau đã hỗ trợ cho Trung tâm Nghiên cứu Rừng ngập mặn Minh Hải thực hiện một dự án giám sát các sân chim của Tỉnh Cà Mau. Ngân hàng Thế giới đang thực hiện một dự án trồng rừng ngập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long. Dự án này tập trung ở 4 Tỉnh, trong đó có Cà Mau. Tuy nhiên, hiện chưa biết rõ các hoạt động của dự án sẽ tác động như thế nào tới Đầm Dơi. Đánh giá nhu cầu bảo tồn Nhu cầu bảo tồn chưa được đánh giá. Kế hoạch quản lý Khu vực chưa xây dựng được Kế hoạch quản lý. Sự phù hợp với các tiêu chí VCF Khu bảo tồn thiên nhiên Đầm Dơi không phù hợp với các mục đích đầu tư của VCF do khu vực không đáp ứng được các tiêu chí về tầm quan trọng Quốc tế về bảo tồn Đa dạng sinh học. Bên cạnh đó, Đầm Dơi còn chưa được quan tâm quản lý, bảo vệ đúng mức, khu vực được bảo vệ giống như hệ thống rừng đặc dụng nhưng lại chịu sự quản lý của Lâm trường.
Thể hiện các nhu cầu xã hội Chưa thực hiện báo cáo thể hiện nhu cầu xã hội.
Tài liệu tham khảo Buckton, S. T., Nguyen Cu, Ha Quy Quynh and Nguyen Duc Tu (1999) The conservation of key wetland sites in the Mekong Delta. Hanoi: BirdLife International Vietnam Programme. Buckton, S. T., Nguyen Cu, Ha Quy Quynh and Nguyen Duc Tu (2000) "The conservation of key wetland sites in the Mekong Delta". Hanoi: BirdLife International Vietnam Programme. In Vietnamese. Cong An Nhan Dan "People's Police" (2002) "Ca Mau: many bird sanctuaries destroyed." Cong An Nhan Dan "People's Police" 14 March 2002. In Vietnamese. Dang Trung Tan (1998) "Report on monitoring bird colonies in Ca Mau province. Unpublished report to Ca Mau Provincial Department of Science, Technology and the Environment". In Vietnamese. Do Tuoc et al. (1992) "The status of Dam Doi bird colony and its recommended management to 2000". Unpublished report to the Forest Inventory and Planning Institute. In Vietnamese. Hoang Cuong (1993) "Bird survey in Dam Doi (Ngoc Hien) bird colony". Unpublished report. In Vietnamese. Scott, D. A. (1989) A directory of Asian wetlands. Gland: IUCN.
| ||||||||||||||||||||||||||||