Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Việt

TRUNG TÂM BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VIỆT GIÀNH GIẢI THƯỞNG CUỘC THI MOMO 4 CLIMATE

Với ý tưởng sáng tạo về việc quản lý trồng rừng bền vững, Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Việt đã dành chiến thắng cuộc thi “Mobilising More 4 Climate (Hành động them nữa cho khí hậu)”. Với Dự án này, Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Việt (Thiên nhiên Việt) đóng góp vào việc thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu ở Việt Nam.

Thiên nhiên Việt có dự án dài hạn về bảo tồn động vật hoang dã và  môi trường sống của chúng tại Việt Nam, nơi mà việc khai thác gỗ bất hợp pháp vẫn còn là vấn nạn. Mô hình sáng tạo này là sự kết hợp trồng cây keo trên diện rộng với cây huỷnh – một loại cây gỗ bản địa. Việc kết hợp các loại cây dẫn đến một khu rừng hỗn hợp và một hệ sinh thái bền vững. Trong mô hình của Thiên nhiên Việt, cây sẽ được thu hoạch sau 12 năm thay vì thu hoạch sau 6 năm. Điều này làm tăng gấp hai lần thời gian xoay vòng của rừng. Kết quả trong lợi ích kinh tế  bởi vì  giá trị của gỗ tăng gấp ba lần và cho phép các chủ rừng làm việc theo hướng giấy chứng nhận FSC. Hơn nữa, việc xoay vòng rừng dài hơn cũng góp phần nâng cao năng suất rừng trồng để hạn chế khi CO2 và giảm thiểu hiệu ứng nhà kính.

Giải thưởng trị giá 25.000 Bảng Anh vốn ban đầu để phát triển và hiện thực hóa các ý tưởng. Vòng chung kết diễn ra tại Diễn đàn đầu tư nhà đầu tư Mạng lưới tác động toàn câu (GIIN) 2018 ở Paris. Trong cuộc thi Dragons’ Den, những đội thi lọt vào vòng chung kết trình bày cho người nghe là hơn 100 nhà đầu tư. MoMo 4 Climate là cuộc thi về mô hình kinh tế đóng góp vào việc giảm thiểu hoặc thích nghi biến đổi khí hậu tại các quốc gia đang phát triển  theo sáng kiến của Hiệp hội quốc tế về bảo tồn thiên nhiên  Hà Lan (International Union for Conservation of Nature – IUCN NL)

Những đề xuất đầy hứa hẹn

43 tổ chức đã gửi những ý tưởng liên quan đến khí hậu đến cuộc thi để tham dự sự kiến này. Một hội đồng bao gồm các chuyên gia Hà Lan trong lĩnh vực tài trợ biến đổi khí hậu, đã đánh giá tất cả những đề xuất trong năm và đề cử những đề xuất hứa hẹn nhất. Ngày 30/10/2018, Thiên nhiên Việt đã trình bày đề xuất về quản lý trồng rừng bền vững và đã thắng cuộc.

Bà Phạm Tuấn Anh của Thiên nhiên Việt đã suy nghĩ rất cẩn thận việc sử dụng giải thưởng để huy động thêm nguồn các nguồn tài trợ biến đổi khí hậu. Bà cho biết:” Chúng tôi muốn sử dụng 25.000 Bảng cho dự án thí điểm đầu tiên với 2 đến 4 nông dân trên khoảng 9ha đất xung quanh khu vực dự án Khe Nước Trong”.

Bà Joëlla van Rijn, điều phối tài chính khí hậu của Bộ Ngoại giao Hà Lan, thành viên của Hội đồng MoMo đã xem xét ý tưởng này trên quan điểm tài chính của mình như sau:” Đề xuất của Thiên nhiên Việt góp phần vào cả việc thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Với thời gian luân chuyển rừng dài, những khu rừng này sẽ có cơ hội để xây dựng một hệ sinh thái khỏe mạnh, chắc chắn. Hệ sinh thái này có khả năng chống chịu tốt hơn những tác động của biến đổi khi hậu do có rừng có mật độ dày đặc hơn và mức độ đa dạng loài cao hơn.

Vòng chung kết

Tại sư kiện cuối cùng, Thiên nhiên Việt đã chiến thắng 05 thí sinh khác. Khán giả đã hoan nghênh nhiệt liệt cả 06 ý tưởng kinh tế này. Các thí sinh vào vòng chung kết đã chuẩn bị rất tốt và chu đáo cho ý tưởng của mình. Những đề xuất đó bao gồm:

  1. Protein Lá Xanh: Protein Lá Xanh
  2. Bleurise: Việc làm mát và năng lượng bền vững từ đại dương.
  3. Argo Eco B.V: Trồng gỗ cacao trong nông lâm kết hợp
  4. Simultaan: Ngành nhiên liệu sinh khối ở Nepal
  5. Nature Connect India: Tiết kiệm rừng cho Doanh nghiệp, khí hậu và cộng đồng ở Tây Ghats Ấn Độ;
  6. Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Việt: Quản lý trồng rừng bền vững.

MoMo continues to mobilise

Momo 4 Climate tiếp tục thực hiện các cuộc thi về huy động nguồn tài chính tư nhân thông qua việc lựa chọn các dự án có tính sang tạo ở các quốc gia đang phát triển trong lĩnh vực năng lượng xanh, rừng và nước.

Đầu năm nay, MoMo Tanzania đã được triển khai và các doanh nghiệp địa phương ở đây đã đệ trình những ý tưởng về khí hậu với

MoMo 4 Climate là sáng kiến của Hội đồng của Liên hiệp Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên Hà Lan (IUCN NL) và Bộ Ngoại giao Hà Lan.